Vấn đề tài chính khi đi du học luôn là nỗi lo lớn nhất, phụ huynh phải tìm mọi cách để con mình được qua một đất nước mới. Vì vậy, giải quyết nỗi lo đó là vay tiền. Các bạn trẻ hay các bậc huynh hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn cách vay tiền đi du hoc Hàn Quốc dưới đây nhé.
Vấn đề tài chính khi đi du học luôn là nỗi lo lớn nhất, phụ huynh phải tìm mọi cách để con mình được qua một đất nước mới. Vì vậy, giải quyết nỗi lo đó là vay tiền. Các bạn trẻ hay các bậc huynh hãy tham khảo ngay bài viết hướng dẫn cách vay tiền đi du hoc Hàn Quốc dưới đây nhé.
Với mức lãi suất của các gói vay tiền đi du học Hàn Quốc tại thời điểm hiện nay đang giao động từ 7,8% – 9%/năm tuỳ vào từng ngân hàng. Dưới đây là bảng lãi suất cho các bạn tham khảo, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất theo những chính sách cho vay ở từng thời kỳ.
Chuẩn bị bộ hồ sơ vay tiền đi du học Hàn Quốc sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
Xem ngay: Khám phá một ngày của du học sinh Hàn Quốc diễn ra như thế nào?
Khi bạn đang trăn trở, lo lắng, trì hoãn về giấc mơ du học của mình thì bạn nên đăng ký khoản vay tiền đi du học Hàn Quốc từ ngân hàng. Vay tiền đi du học Hàn Quốc mang đến cho bạn nhiều lợi ích như:
Tuỳ vào điều kiện của ngân hàng khi vay tiền đi du học Hàn Quốc. Bạn có thể đăng ký các gói vay ở ngân hàng nào sẽ phải đáp ứng những điều kiện của ngân hàng đó.
Nhìn chung để vay tiền tại ngân hàng được thì bạn cần phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu sau:
Bên cạnh đó có một số ngân hàng yêu cầu khách hàng phải chứng minh được nguồn vốn tự có từ 20% – 30% trên tổng dự toán chi phí du học Hàn Quốc.
Những gia đình hiện nay có các nguồn thu nhập ổn định thì những dự định cho con đi du học khá phổ biến và dễ dàng.
Nhưng vẫn có nhiều hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, không đủ điều kiện để lo cho con sang nước ngoài nên mới quyết định vay tiền đi học Hàn Quốc cho con, vừa học vừa làm để có thể trả hết nợ.
Áp lực tài chính sẽ đè lên gia đình khá lớn và cho cả du học sinh. Mong muốn kiếm tiền trả nợ và gặp những khó khăn trong cuộc sống, việc học bị ảnh hưởng rất nhiều. Phía nhà trường không xác nhận cho gia hạn Visa nên bị bắt buộc phải trở về nước sớm.
Vì vậy, mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau, các gia đình cần phải cân nhắc vay tiền đi du học Hàn Quốc cho con. Biết được khả năng thu nhập, chi trả của mình để đảm bảo được trả nợ, giúp cho du học sinh yên tâm học tập.
Trên đây là những cách vay tiền đi du học Hàn Quốc an toàn, uy tín của ngân hàng và những lời khuyên về việc vay mượn tiền để du học. Hy vọng bài viết đã giúp cho các bạn và bậc phụ huynh tham khảo được những thông tin hữu ích để đưa ra quyết định phù hợp trong tương lai. Nếu còn thắc mắc về hồ sơ thủ tục và quy trình du học, hãy liên hệ Giải Pháp Du Học để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Du học không chỉ là cơ hội được học tập trong môi trường tiên tiến, hiện đại mà còn là cánh cửa mở ra những chân trời kiến thức cởi mở nhất. Một số ngành thậm chí còn không được đào tạo bài bản ở trong nước (công nghệ mới, kỹ thuật máy tính, truyền thông liên văn hóa, toàn cầu hóa…).
Hơn nữa, đi học ở nước ngoài, bạn sẽ không chỉ học chữ mà còn được học về phương pháp nghiên cứu, cách thức tư duy, phân tích vấn đề sao cho khoa học và hiệu quả nhất, hay đơn giản chỉ để có cơ hội phát triển khả năng ngoại ngữ của mình. Môi trường học tập năng động, nhiều đầu sách tham khảo uy tín và những mối quan hệ bình đẳng với giáo sư cũng là các ưu điểm lớn của việc đi du học.
Những ai đã từng đi làm có lẽ biết rõ, rằng du học còn là một nấc thang quan trọng cho sự nghiệp của họ, góp phần rất lớn cho việc thăng quan tiến chức, đề bạt lương bổng sau này. Du học vì thế có thể xem là một sự đầu tư nhìn xa trông rộng cho sự nghiệp mỗi người.
Với sự chênh lệch đáng kể về tỷ giá cùng chính sách cởi mở của nhiều chính phủ về thị thực làm việc cho sinh viên quốc tế (chính phủ Anh, chính phủ Úc…), nhiều du học sinh đã hoàn toàn có thể “hoàn vốn” bằng cách đầu quân vào các công ty nước ngoài sau khi tốt nghiệp hoặc về nước khởi nghiệp.
Tuy nhiên, viễn cảnh lý tưởng này không đến với tất cả mọi người vì không phải ai cũng thành công trong môi trường giáo dục, làm việc quốc tế.
Trước tiên hãy nói về phương án trả nợ. Bạn có dám chắc mình đủ khả năng để trụ lại nước sở tại để làm việc sau khi tốt nghiệp, khi số lượng sinh viên quốc tế muốn xin việc cũng đông đảo như bạn và tình hình kinh tế ở các nước phương Tây (đặc biệt là ở châu Âu) luôn trong tình trạng khủng hoảng báo động?
Trong khi rất nhiều sinh viên bản địa cũng đang rơi vào tình trạng thất nghiệp, bạn tự tin về điều gì khi khả năng ngôn ngữ chắc chắn không bằng họ? Đối với những ngành Xã hội và Nhân văn, với yêu cầu ngôn ngữ rất cao thì đây rõ ràng là một thế yếu của du học sinh Việt.
Trong trường hợp bạn chỉ mượn một khoản tiền đủ để chi tiêu thời gian đầu (ví dụ cho năm đầu tiên) và xác định sẽ đi làm thêm để kiếm tiền trang trải, liệu bạn có đủ bản lĩnh đảm đương cả hai việc làm thêm và học hành, để có thể hoàn thành chương trình học với kết quả cao? Sau khi đã học xong, liệu khoản thời gian làm thêm đó có đủ để chi trả lại số tiền vay mượn hay bạn vẫn dậm chân tại khoản nợ ban đầu (trong khi việc học không chắc là không bị ảnh hưởng)?
Khi vay mượn, bạn còn phải đối diện với vấn đề lãi suất. Nếu gia đình không đủ điều kiện để chi trả phần lãi suất thường kỳ này, chẳng phải bạn đang đặt gánh nặng lên người thân của mình, trong khi quãng thời gian tốt nghiệp và kiếm được việc làm vẫn còn đằng đẵng phía trước.
USC đã được trò chuyện với rất nhiều du học sinh gặp trắc trở với việc học lên. Rất nhiều bạn sang Mỹ học tại các trường Cao đẳng cộng đồng với lí do kinh phí không cho phép họ vào Đại học ngay từ đầu. Họ lên đường du học với suy nghĩ có được tấm bằng nào hay tấm bằng đó và run rủi mọi chi phí sinh hoạt cho việc làm thêm (nhiều trong số đó là việc làm không hợp pháp). Sau hai năm học, công việc làm thêm chỉ đủ để họ tồn tại ở Mỹ mà không thể chi trả cho học phí Đại học, trong khi khoản nợ ban đầu vẫn chưa trả nổi. Đó là lí do khiến họ phải tiếp tục đăng ký các chương trình Cao đẳng khác để được tiếp tục ở lại, trong khi mãi không thể học lên Đại học và trả nợ. Lật ngược lại vấn đề, nếu họ học Đại học ở Việt Nam và chỉ vay tiền để học năm cuối Thạc sĩ ở nước ngoài thì có lẽ gánh nặng kinh phí sẽ đỡ hơn rất nhiều, và giá trị bằng cấp cũng cao hơn?
Thẳng thắn thì với một tấm bằng Cao đẳng cộng đồng, cơ hội kiếm được việc làm ở Việt Nam thậm chí còn khá khó khăn trong thời điểm nhà nhà – người người đều có bằng cấp quốc tế, huống gì là xin được việc làm ở nước ngoài?
Vậy mới nói, việc vay mượn tiền để đi du học là cả một chiến lược cần phải suy tính kỹ càng. Phải có ít nhất một điều gì đó chắc chắn trong tay (chi phí cho năm đầu tiên du học hay khả năng kiếm được việc làm thêm để tự trang trải sinh hoạt phí chẳng hạn) rồi hãy nên vay mượn. Nhiều bạn đưa ra con số vay mượn chỉ nên dưới 50% tổng học phí, nhưng USC nghĩ con số này là không thực tế vì mỗi du học sinh sẽ có những hoàn cảnh khác nhau và khả năng phát sinh cũng không phải là không có.
Để biết thêm thông tin chi tiết về chuyến hành trình du học tại Anh, Mỹ, Singapore, Canada, Úc, và New Zealand các em học sinh hãy liên hệ với Trung Tâm Tư Vấn Du Học Quốc Tế USC để được tư vấn nhé.
Trung tâm Anh ngữ và Tư vấn Du học Quốc tế USC Địa chỉ: 240-242 Hoà Hưng, P13, Q10 Email: [email protected] Hotline: 098 95 98 251 - (028) 6264 3648
Nếu gia đình có hai con học đại học thì số tiền phải bỏ ra mỗi năm để nuôi con ăn học có khi gần bằng một chiếc ôtô.
Chính phủ vừa đồng ý tăng học phí đại học và cơ sở giáo dục nghề từ năm học tới, theo lộ trình đã định từ năm 2021. Theo đó, mức trần học phí đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng một tháng, tùy từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).
Đánh giá tác động của việc tăng học phí đối với các gia đình sinh viên khó khăn, độc giả River Blue cho rằng: "Hay so sánh thu nhập của người Việt là bao nhiêu, đặc biệt là ở các vùng nông thôn để xem mức tăng học phí có phù hợp với thực tế khách quan không? Như một sinh viên đại học công lập, mỗi học kỳ phải đóng học phí 30 triệu đồng. Một năm có tới hai hoặc ba học kỳ, chưa kể còn thêm phần sinh hoạt cá nhân, thuê trọ, ăn uống, mua tài liệu... Tính ra, một năm số tiền mà sinh viên phải chi tiêu lớn đến mức nào?
Nếu gia đình có 2-3 con đang học đại học thì họ sẽ cần bao nhiêu tiền mới đủ để chu cấp? Nếu gia đình có hai con học đại học thì số tiền phải bỏ ra mỗi năm có khi gần bằng giá trị một chiếc ôtô bốn chỗ chứ chẳng đùa. Như thế những gia đình làm nông kiếm tiền đâu ra để lo cho con ăn học đại học? Thế nên nhiều bạn trẻ học hết 12 đã phải nghỉ ngang để đi làm công nhân, kiếm tiền phụ gia đình, lo cho các em ăn học. Có khi đến cả Trung cấp họ cũng không có tiền học chứ nói gì đến đại học.
Thực tế, các vùng nông thôn ở các tỉnh, thu nhập của người dân rất thấp, chỉ đủ nuôi các con học hết lớp 12 là may lắm rồi. Chỉ có những ai sinh ra ở thành phố hay gia đình có điều kiện mới không hiểu hết những khó khăn mà sinh viên nghèo gặp phải. Nhiều em mơ ước được học lên cao sau khi hết phổ thông, đó là một ước mơ chính đáng, nhưng vì gia đình không đủ điều kiện nên đành phải từ bỏ chỉ vì học phí quá cao. Vậy có phải công bằng cho các em?".
Đồng cảm với khó khăn của những sinh viên có điều kiện gia đình khó khăn, bạn đọc Toan map chia sẻ: "Học phí đại học bây giờ quả thật gây choáng. Đại học tầm trung giờ cũng có học phí lên tới 4 triệu đồng một kỳ. Trong khi đó, sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học còn phải gánh thêm chi phí ăn, ở vô cùng tốn kém. Thử hỏi, cha mẹ các em làm nông dưới quê lấy đâu ra con số tiền khổng lồ đó để lo cho con. Chưa kể kinh tế ngày càng suy thoái, giá nông sản bèo bọt, phải đi vay vốn cho con em đi học tính ra cũng không dưới 100 triệu đồng mới đủ cho con học hết đại học. Đến khi các em tốt nghiệp xong, bon chen đi làm, sẽ phải mất bao lâu mới xóa được khoản nợ đó?".
Trong khi đó, với góc nhìn khác, độc giả cho rằng, bản thân Tran Minh Giang mỗi sinh viên cần biết liệu cơm gắp mắm thì về cố chen vào đại học khi kinh tế gia đình khó khăn: "Ở nước nào cũng vậy, học Đại Học luôn là gánh nặng chi phí. Ở Mỹ, sinh viên cũng phải cân nhắc chọn trường phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mình, chứ không phải cứ học giỏi là đủ. Việc sinh viên ra trường với khoản nợ vài trăm nghìn đôla cũng là chuyện hết sức bình thường ở các quốc gia phát triển. Trừ số ít trường hợp học rất giỏi và gia đình rất nghèo mới được học bổng toàn phần, còn những em chỉ học giỏi không thôi là chưa đủ. Chúng ta phải hiểu đại học không phải là thứ phổ cập, phải biết "liệu cơm gắp mắm". Ngày trước, khi tôi ra trường cũng gánh khoản nợ gần 120 triệu đồng tiền học phí (do tôi phải tự vay tiền của nhà trường - không tính lãi trong thời gian còn đi học). Sau ba năm đi làm, tôi trả hết số nợ. Tất cả đều là tôi tự lực cánh sinh chứ 18 tuổi rồi không thể cứ trông cậy vào bố mẹ làm nông được. Các trường Đại học và ngân hàng chính sách xã hội luôn có quỹ cho sinh viên khó khăn vay tiền đóng học phí. Nhưng dám vay và trả nợ được hay không lại phải xem bản lĩnh và quyết tâm của bản thân mỗi người".
Cũng không ủng hộ sinh viên dựa dẫm kinh tế hoàn toàn vào bố mẹ, bạn đọc Minh Hoang bình luận: "Có lẽ dần dần, tư duy chỉ trông đợi 100% học phí Đại học vào túi tiền bố mẹ sẽ trở nên lạc hậu. Nhà tôi có đứa cháu muốn đi học Đại học ở Hà Lan, nhưng bố mẹ không có tiền, nên ngay từ lớp 10, cháu đã tìm tòi mọi cách để đạt học bổng du học, bố mẹ chỉ cần hỗ trợ rất ít.
Cá nhân tôi học ở trường trong nước, nhưng từ năm thứ hai đã đi làm thêm đúng ngành nghề và cố học để kiếm học bổng của trường. Sau khi ra trường, tôi có luôn 3-4 năm kinh nghiệm. Khi du học ở Pháp, tôi thấy các bạn sinh viên hầu như đều rất tự lập về tài chính khi qua tuổi 18 chứ không phụ thuộc gia đình. Thế nên, học đại học hay không, bản thân mỗi người cũng phải tự cân nhắc. Thay vì kêu ca học phí cao, nếu bạn thực sự muốn học thì phải chấp nhận vay vốn hoặc đi làm thêm, kiếm học bổng để bù vào... Tính tự lập của mỗi người sẽ quyết định tất cả.