Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Địa chỉ:Km số 2, Đường 356, P. Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng.
Gia đình của chị Lan vốn theo đạo Phật, từ nhỏ, chị đã thường xuyên cùng bố mẹ đi lễ chùa, do đó, đối với chị, việc ăn chay hay soạn bàn thờ cúng, lễ chùa đều là những chuyện rất quen thuộc. Sau khi kết hôn với anh Phúc, chị Lan vẫn giữ nếp cũ, thỉnh thoảng, chị còn đề nghị chồng cùng mình đi chùa lễ bái. Mới đầu, anh Phúc cũng vui vẻ đồng ý đi với chị, anh nghĩ dù gì vợ anh cũng rất hiền lành, việc lễ chùa cũng là việc tốt, trong gia đình dù sao cũng nên có thờ có thiêng. Tuy nhiên, càng về sau, anh Phúc cảm thấy việc thờ cúng, lễ chùa của chị Lan khá ảnh hưởng tới sinh hoạt gia đình. Đầu tiên là việc chị Lan muốn anh Phúc ăn chay cùng mình, lúc đầu chỉ ăn chay vào những ngày rằm, ngày giỗ chạp, nhưng càng về sau, chị Lan yêu cầu anh Phúc cùng ăn chay trong một tuần liền. Vốn là lao động chân tay, thường xuyên làm việc vất vả, nặng nhọc nên việc ăn chay không đủ đảm bảo sức khỏe của anh Phúc. Sau này, việc đi lễ chùa của chị Lan dày đặc hơn, thậm chí có lần mải đi chùa, chị đã quên không đón con, khiến anh phải bỏ dở việc ở công trường để tất tả đi đón cháu. Chưa kể, trong nhà hễ có việc gì, chị Lan đều mời các sư thầy trong chùa về cúng bái linh đình, vô cùng tốn kém, trong khi điều kiện kinh tế của gia đình đang khó khăn.
Mọi chuyện trở nên phức tạp hơn, khi một ngày anh Phúc đi làm trở về nhà. Anh giật mình khi thấy chị Lan bày trong nhà rất nhiều mâm cúng, vàng mã và hương, hoa khắp nơi trong nhà. Hỏi ra mới biết ngày mai chị Lan có hẹn cùng mấy chị bạn trong xóm cũ đi chùa để cúng giải hạn. Anh Phúc cau mày hỏi chị Lan:
- Em lấy tiền đâu ra để mua những thứ này vậy?
- À, em lấy tạm tiền sinh hoạt tháng này anh mới đưa hôm qua để mua đồ đấy, tháng này nhà ta chịu khó ăn uống đạm bạc nhé - chị vô tư trả lời.
Lúc này, anh Phúc không kiềm chế cơn giận của mình được nữa, anh vung tay lên tát chị Lan một cái. Bị đánh bất ngờ, chị Lan loạng choạng ngã xuống, chị ôm mặt gào khóc. Anh Phúc chưa hết giận, anh đem toàn bộ mâm quả bày trên bàn hất đổ ra sân, anh cấm chị từ nay trở đi không được đi lễ chùa, không được ăn chay, cúng bái nữa, nếu không anh sẽ làm thủ tục ly hôn với chị. Cứ như vậy, hai vợ chồng, một bên gào khóc, một bên đập phá, ồn ào cả một xóm.
Mâu thuẫn chỉ dừng lại khi hàng xóm kịp thời báo bà Tâm (tổ trưởng tổ dân phố, đồng thời là hòa giải viên của địa phương) tới để can ngăn, giải quyết. Biết được nguyên nhân ngọn ngành sự việc, bà Tâm đề nghị tất cả mọi người trong xóm về nhà nghỉ ngơi, tránh tập trung đông người thêm ồn ào. Sau khi mọi người ra về, bà phụ chị Lan một tay dọn dẹp một số thứ, cũng là để thời gian cho anh Phúc bình tĩnh, nguôi giận, lúc này bà Lan mới lên tiếng:
- Trong chuyện này, tôi không bênh ai vì ai cũng có điều chưa đúng. Chị Lan vốn theo đạo Phật, đi lễ chùa, cúng bái là điều dễ hiểu, nhưng chị Lan phải tùy vào điều kiện của mình và thời gian chăm sóc gia đình, chồng con. Chị nên điều tiết việc thờ cúng như thế nào để văn minh, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, chứ không nên để trở thành “mê tín dị đoan”, ảnh hưởng tới cuộc sống của mình và người thân.
Ngừng một chút, bà Tâm nói tiếp, bà rất thông cảm với việc anh Phúc giận chị Lan vì đã tiêu hết số tiền sinh hoạt, tuy nhiên, việc anh Phúc đánh chị Lan, cấm đoán chị không được theo đạo Phật là hoàn toàn sai. Ngày 11 tháng 8 năm 2022 vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 293/KH-UBND về triển khai thực hiện Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Kế hoạch nhằm tập trung tuyên truyền, giáo dục về giá trị văn hóa truyền thống; phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Theo đó, Tiêu chí ứng xử chung trong dung Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình gồm các nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, chia sẻ. Trong đó, “Tôn trọng” là việc “Đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá, quan điểm, sự lựa chọn và lợi ích của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.” Anh Phúc có thể lên tiếng, góp ý để chị Lan phải điều chỉnh tín ngưỡng của mình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, chứ không nên ép buộc, ngăn cản quyền tự do tín ngưỡng của vợ mình.
Nghe bà Tâm khuyên giải, hai vợ chồng anh Phúc chị Lan cũng đã hiểu ra cái sai của mình, anh Phúc đỡ vợ đứng dậy và xin lỗi chị. Chị Lan cũng hứa với anh Phúc từ nay về sau sẽ chuyên tâm chăm sóc gia đình, không mải chú tâm vào việc thờ cúng, lễ chùa như trước nữa.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về sản phẩm Tôn mạ, đầu năm 2019 Tôn Việt Pháp đã tiến hành đầu tư thêm hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại nhất hiện nay với công suất lên tới 200 ngàn tấn/năm. Để hệ thống dây chuyền đi vào sản xuất chính thức, lễ khai máy đã được tổ chức và diễn ra trong 2 ngày 28-29/12/2019.
LĨNH VỰC CHÍNH -Mr Khê: 0913.753.023 hoặc 0989.580.723
Công ty chúng tôi chuyên thiết kế, chế tạo các thiết bị thực phẩm, thiết bị lên men như: máy thiết bị sấy, máy cô đặc chân không, ly tâm, máy chưng cất, máy khuấy trộn, máy tinh chế các loại tinh dầu, máy nghiền bi, nghiền búa, máy vận chuyển hạt bột thực phẩm, hệ thống C.I.P, Máy sàng rung thực phẩm, máy rang, máy rửa băng tải.. qui mô phòng thí nghiệm, hộ gia đình, công nghiệp, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với sự thiết kế của các chuyên gia đầu ngành thực phẩm trường đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM và các chuyên gia nước ngoài, công ty chúng tôi cho ra đời các loại máy sản xuất trong nước giá rẻ, đẹp, tối ưu hóa qui trình sản xuất như tiết kiệm nhiệt, dể tháo lắp, đúng thông số kỹ thuật của quá trình sản xuất thực phẩm.
Đặt biệt là chúng tôi thiết kế, chế tạo trên những vật liệu và kỹ thuật đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn vi sinh.
Có chế tạo hệ thống C.I.P trong thiết bị khi có yêu cầu.
Vật liệu chế tạo bằng inox 304, 316, plastics…chống rỉ, chống axít, kiềm…
Chúng tôi hỗ trợ, hoặc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp với chi phí rẻ nhất.
LĨNH VỰC 2: -Mr Khê: 0913.753.023 hoặc 0989.580.723 – Email: [email protected]
Cung cấp các nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm do các máy thiết bị chúng tôi chế tạo, trợ giúp người nông dân tăng gia sản xuất và kinh doanh:
– Dầu gấc tinh khiết 100%, 3,5 – 4 triệu/ lít tùy mùa, ép từ quả gấc tươi qua cô luyên chân không, hàm lượng lycopen, beta-caroten rất cao.
– Dầu dừa tinh khiết 100%, 300 ngàn/ lít ép từ dừa khô, theo công nghệ lạnh, qua cô chân không. – Sữa ong chúa tươi, 1,2 triệu/ kg qua qui trình thu hoạch chân không và bảo quản đông lạnh.
– Mật ong sấy lạnh, 150 ngàn/ lít độ ẩm 18-20% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu.
– Bột gấc khô dinh dưỡng, 400 ngàn/ kg.
– Tinh dầu nghệ thiên nhiên 100%, 10triệu/ lít, hương thơm ngào ngạt, không làm vàng da khi thoa, làm liền sẹo, liền da, mịn da nhanh chóng trong 1 giờ, sử dụng trong chế tạo mỹ phẩm thiên nhiên.
– Tinh dầu vỏ bưởi thiên nhiên 12 triệu/ lít làm mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu thiên nhiên…
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi
F9/10/9U Hương Lộ 80, Vĩnh lộc A, Bình Chánh Tp. HCM
hoặc 140 – Lê Trọng Tấn, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú TPHCM (Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM)
———————————————————00o00—————————————————– Các loại thiết bị thực phẩm:1. máy thiết bị thực phẩm sấy bột cám, bột cá, bột đậu, 2. máy thiết bị thực phẩm sấy trái cây 3. máy thiết bị thực phẩm sấy cá – mực- thủy sản 4. máy thiết bị thực phẩm sấy hạt lương thực – ngũ cốc 5. máy thiết bị thực phẩm sấy dược liệu 6. máy thiết bị thực phẩm sấy mật ong 7. máy thiết bị thực phẩm sấy bún gạo, 8. máy thiết bị thực phẩm sấy gia vị: tiêu, hành, hạt mùi… 9. máy thiết bị thực phẩm sấy rau, lá 10. máy thiết bị thực phẩm sấy hạt điều 11. máy thiết bị thực phẩm sấy cà phê 12. máy thiết bị thực phẩm sấy muối 13. máy thiết bị thực phẩm cô đặc chân không 14. máy thiết bị thực phẩm chưng cất 15. máy thiết bị thực phẩm trộn 16. máy thiết bị thực phẩm hấp, thanh trùng 17. máy thiết bị thực phẩm trích ly 18. máy thiết bị thực phẩm tráng bánh cuốn, bánh phở 19. máy thiết bị thực phẩm lên men 20. máy thiết bị thực phẩm nấu, chiên, rang 21. máy thiết bị thực phẩm chiên chân không 22. máy thiết bị thực phẩm khuấy 23. các hệ thống, qui trình công nghệ thực phẩm 24. các hệ thống xử lý bụi lò hơi, bụi công nghiệp 25. máy nghiền các loại 26. máy hút, dán chân không
và các máy chế biến thực phẩm khác
Đặt biệt: chúng tôi cung cấp các nguyên liệu thực phẩm , thực phẩm chức năng như: sữa ong chúa tươi, mật ong, phấn hoa, bột nghệ do chúng tôi nuôi tại Đắk-Lắk
https://phapvietfood.com/product/may-co-dac-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/may-chiet-xuat-dong-trung-ha-thao/
https://phapvietfood.com/product/may-loc-tinh-cao-ap/
https://phapvietfood.com/product/xu-ly-nuoc-thai-bang-cong-nghe-co-dac-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/che-tao-may-co-dac-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/may-tiet-trung/
https://phapvietfood.com/product/ban-thiet-bi-san-xuat-pilot/
https://phapvietfood.com/product/cho-thue-thiet-bi-san-xuat-pilot/
https://phapvietfood.com/product/may-co-dac-thi-nghiem/
https://phapvietfood.com/product/day-chuyen-co-dac-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/may-co-dac-nuoc-mam-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/may-ep-gung/
https://phapvietfood.com/product/may-chiet-xuat-chan-khong-pvf/
https://phapvietfood.com/product/may-ep-la-duoc-lieu/
https://phapvietfood.com/product/may-ly-tam/
https://phapvietfood.com/product/may-chung-cat-thu-hoi-dung-moi/
https://phapvietfood.com/product/thiet-bi-hap-bang-tai/
https://phapvietfood.com/product/may-chung-cat-ruou/
https://phapvietfood.com/product/thiet-bi-len-men/
https://phapvietfood.com/product/may-chung-cat-tinh-dau-nghe/
https://phapvietfood.com/product/che-tao-may-chung-cat/
https://phapvietfood.com/product/thiet-ke-lap-dat-phong-thi-nghiem/
https://phapvietfood.com/product/may-say-chan-khong/
https://phapvietfood.com/product/may-say-bot/
https://phapvietfood.com/product/may-say-hat-nhua/
https://phapvietfood.com/product/may-say-cui-sieu-sach/
https://phapvietfood.com/product/thiet-bi-buong-say/
https://phapvietfood.com/product/may-ep-dau-gac/
https://phapvietfood.com/product/may-ep-dau-gac-truc-vit/
—————————————————————oo0oo——————————————————————————
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-CO-DAC-HAP-THANH-TRUNG/xu-ly-nuoc-thai-nguy-hai-bang-cong-nghe-co-dac-chan-khong-106.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-CO-DAC-HAP-THANH-TRUNG/Che-tao-may-co-dac-chan-khong-29.html
http://thietbithucpham.com/news/Tin-tuc/Cho-thue-thiet-bi-san-xuat-pilot-104.html
http://thietbithucpham.com/news/Tin-tuc/May-say-tiet-kiem-dien-103.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHAC/May-ep-dau-gac-46.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHAC/Thiet-bi-len-men-32.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHAC/May-ly-tam-31.html
http://thietbithucpham.com/news/Thiet-bi-say/May-say-bot-20.html
http://thietbithucpham.com/news/Thiet-bi-say/May-say-hat-nhua-40.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHUAY-TRON-VAN-CHUYEN/Thiet-bi-van-chuyen-hat-bot-36.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHUAY-TRON-VAN-CHUYEN/Thiet-bi-tron-cac-loai-37.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-PHONG-THI-NGHIEM/Thiet-ke-lap-dat-phong-thi-nghiem-44.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHAC/Che-tao-may-chung-cat-30.html
http://thietbithucpham.com/news/Thiet-bi-say/Thiet-bi-say-buong-21.html
http://thietbithucpham.com/news/Thiet-bi-say/May-say-mat-ong-nang-luong-mat-troi-22.html
http://thietbithucpham.com/news/Thiet-bi-say/May-say-chan-khong-28.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-CO-DAC-HAP-THANH-TRUNG/May-co-dac-nuoc-mam-34.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-CO-DAC-HAP-THANH-TRUNG/may-co-dac-thi-nghiem-35.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-CO-DAC-HAP-THANH-TRUNG/thiet-bi-hap-bang-tai-33.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-PHONG-THI-NGHIEM/May-say-phun-thi-nghiem-45.html
http://thietbithucpham.com/news/BON-CHUA-BON-KHUAY-NOI-NAU/Bon-chua-inox-noi-nau-inox-41.html
http://thietbithucpham.com/news/BON-CHUA-BON-KHUAY-NOI-NAU/Tu-nau-com-42.html
http://thietbithucpham.com/news/THIET-BI-KHAC/may-che-bien-thuc-pham-39.html
—————————————————————————–oo0oo—————————————————————–
https://www.thietbithucpham.net/che-tao-may-chung-cat
https://www.thietbithucpham.net/may-ly-tam
https://www.thietbithucpham.net/thiet-bi-len-men
https://www.thietbithucpham.net/may-ep-dau-gac
https://www.thietbithucpham.net/thiet-bi-phong-thi-nghiem-1
https://www.thietbithucpham.net/may-say-phun-thi-nghiem
https://www.thietbithucpham.net/thiet-ke-lap-dat-phong-thi-nghiem
https://www.thietbithucpham.net/may-chung-cat-thu-hoi-dung-moi
https://www.thietbithucpham.net/may-co-dac-nuoc-mam-chan-khong
https://www.thietbithucpham.net/may-trang-banh-trang
https://www.thietbithucpham.net/may-trang-banh-trang
https://www.thietbithucpham.net/che-tao-may-co-dac-chan-khong
https://www.thietbithucpham.net/day-chuyen-co-dac-chan-khong
https://www.thietbithucpham.net/may-say-chan-khong
https://www.thietbithucpham.net/thiet-bi-say-buong
https://www.thietbithucpham.net/may-say-hat-nhua
https://www.thietbithucpham.net/may-say-bot
—————————————————————————oo0oo———————————————————————
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-chan-khong-thi-nghiem
https://maycodac.com/san-pham/may-chung-cat-ruou
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-nuoc-mam-chan-khong-2m3
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-thu-hoi-dung-moi
https://maycodac.com/san-pham/may-say-cui-sieu-sach
https://maycodac.com/san-pham/may-chung-cat-tinh-dau
https://maycodac.com/san-pham/may-say-thung-quay
https://maycodac.com/san-pham/may-ep-la-duoc-lieu
https://maycodac.com/san-pham/may-say-bot-khi-dong
https://maycodac.com/san-pham/may-van-chuyen-bot
https://maycodac.com/san-pham/may-ep-gung
https://maycodac.com/san-pham/may-ep-dau-gac-truc-vit
https://maycodac.com/san-pham/noi-hap-tiet-trung-mini
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-chan-khong-dau-gac
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-duoc-lieu-thuc-pham-mau-nho-50-lit-2018
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-dich-ep-dau-tom
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-duoc-lieu-25-lit
https://maycodac.com/san-pham/may-chung-cat-tinh-dau-nghe
https://maycodac.com/san-pham/may-say-bang-dien
https://maycodac.com/san-pham/may-co-dac-chan-khong
Trung tâm Pháp y Hà Nội (TTPYHN) như nhiều cơ quan giám định pháp y khác trên cả nước, đã và đang đối mặt với vấn đề thiếu hụt về nhân sự. Theo Giám đốc TTPYHN - bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, hiện Trung tâm có 15 bác sĩ với rất nhiều đầu việc như: giám định pháp y thương tích; xác định nguyên nhân gây tử vong; giám định pháp y tình dục; giám định ADN; giám định hóa pháp, độc chất; khám sức khỏe tiền hôn nhân... Với nguồn nhân lực này, tương lai tới đây, khi ngành pháp y ngày càng phát triển, thì sẽ thiếu rất nhiều.
Tại Viện Pháp y quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước đầu ngành về hoạt động giám định pháp y trong ngành Y tế, thực tế cũng rất khó khăn trong vấn đề nhân lực. Trong vòng 10 năm trở lại đây, lãnh đạo Viện cũng đã không ít lần chứng kiến những cán bộ mới tuyển dụng “dứt áo ra đi” vì lý do gia đình không nhất trí với nghề nghiệp hoặc do chế độ đãi ngộ của ngành chưa cao... Điều này cũng không mấy khó hiểu, đơn cử như câu chuyện của bác sĩ Đào Công Giang, hiện công tác tại Khoa Giám định tổng hợp, TTPYHN. Bác sĩ Giang vốn sinh trưởng trong gia đình có bố là bác sĩ/giám định viên pháp y công tác tại Trung tâm Pháp y tỉnh Tuyên Quang, nhưng khi bác sĩ Giang quyết định theo nghề pháp y cũng không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ gia đình.
“Lâu nay, nhân lực pháp y luôn là câu chuyện khiến những người trong nghề lo lắng, dù thời gian gần đây, với các chính sách, pháp luật như: Đề án 319 năm 2013 của Chính phủ khuyến khích đào tạo nhân lực y tế các chuyên ngành, trong đó có pháp y; Điều 105 Luật Khám, chữa bệnh năm 2023 có hiệu lực từ 1/1/2024; Nghị định số 97/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí, chi phí sinh hoạt đối với người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần..., khó khăn đã được hóa giải phần nào. Tôi rất mong tới đây sẽ có được nhiều sự quan tâm hơn nữa trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như sự thay đổi nhận thức xã hội để các cơ quan giám định có nhiều cơ hội thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao về làm công việc “bác sĩ của pháp luật” này”, theo Giám đốc TTPYHN.
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 17/5/2024, báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, nhân lực pháp y toàn ngành Y tế gồm 1.053 người, trong đó tại Viện Pháp y Quốc gia là 90 người, tại các tổ chức pháp y 63 tỉnh, thành phố là 963 người. Tổng số giám định viên (GĐV) pháp y ngành Y tế từ trung ương đến địa phương là 270 GĐV, bao gồm cả GĐV chuyên trách và kiêm nhiệm... Đánh giá về vấn đề nhân lực, Bộ Y tế cho biết, các trung tâm pháp y các tỉnh, thành phố hầu hết thiếu nhân lực. Nhu cầu bổ sung GĐV ở thời điểm hiện tại lên tới 50% số hiện có và dự kiến nhu cầu đến năm 2030 gấp đôi lực lượng hiện tại.
“Sớm có chính sách thu hút các bác sĩ chính quy về công tác tại các cơ sở giám định pháp y, bao gồm các chính sách của địa phương và của Chính phủ” - là đề xuất của ngành Y tế với vấn đề nhân sự pháp y. Ở góc độ tổ chức pháp y tỉnh thành, bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc TTPYHN nêu quan điểm: “Thực tế hiện nay hầu như rất ít người muốn làm GĐV pháp y nhất là người có trình độ chuyên môn cao vì tính chất phức tạp, liên quan nhiều đến pháp luật. Do vậy, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nhân tài cho lĩnh vực này. Luật Giám định tư pháp đã đi vào thực tiễn 12 năm. Sự phát triển, biến động không ngừng của xã hội hiện đại, nhiều tình huống trong thực tế phát sinh nên đặt ra vấn đề cần phải sửa đổi luật cho sát với yêu cầu thực tiễn. Việc nâng cao chất lượng GĐV tư pháp nói chung và pháp y nói riêng là vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu”.
Nhiều vấn đề cần sớm quan tâm giải quyết để hoạt động giám định pháp y có thể phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động tố tụng, thượng tôn pháp luật. (Nguồn: shutterstock.com)
Tính độc lập và cơ chế phối hợp - hai vấn đề quan trọng để pháp y phát triển
Cũng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Bộ Tư pháp tổ chức, báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, ở giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018, khi Luật Giám định tư pháp năm 2012 được ban hành, tại các địa phương đã có 61/63 tỉnh/thành phố đã thành lập Trung tâm Pháp y; 2 tỉnh là mô hình Phòng Giám định Pháp y thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh (tỉnh Hải Dương) và Trung tâm Giám định Y khoa - Pháp y (tỉnh Quảng Bình).
Tuy nhiên, giai đoạn từ 2020 đến nay, do liên quan đến Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, một số tỉnh lại thực hiện sáp nhập Trung tâm Pháp y vào giám định y khoa hoặc vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh, cụ thể, hiện nay chỉ còn 55/63 tỉnh/thành phố hoạt động theo mô hình Trung tâm Pháp y (giảm 6 tỉnh so với năm 2018); 7 tỉnh hoạt động theo mô hình lồng ghép Trung tâm Pháp y - Giám định y khoa trực thuộc Sở Y tế (Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Quảng Bình, Hưng Yên, Bắc Kạn, Thừa Thiên Huế, Nam Định); 1 tỉnh hoạt động theo mô hình pháp y thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Bắc Giang). Cũng theo Bộ Tư pháp, hệ thống pháp y tâm thần chỉ có ở ngành Y và từ khi Luật Giám định tư pháp năm 2012 có hiệu lực, hệ thống mạng lưới tổ chức pháp y tâm thần công lập được xây dựng theo mô hình Viện và các Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực trực thuộc Bộ Y tế, đến nay hệ thống gồm có 7 tổ chức trên cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại Hội nghị, quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp thì ở cấp Trung ương, tổ chức pháp y có ở cả ngành Y tế, Công an và Quân đội; ở địa phương chỉ có 1 tổ chức giám định pháp y là Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế và có giám định viên pháp y làm giám định pháp y tử thi ở một số Phòng Kỹ thuật hình sự. Hệ thống tổ chức giám định pháp y trong ngành Y tế là chủ lực trong hệ thống tổ chức giám định pháp y. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vì một số lý do, lực lượng pháp y ở công an và y tế tại hầu hết các địa phương không còn có sự phối hợp, điều tiết trong việc tiếp nhận, thực hiện giám định. “Giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề phục vụ hoạt động điều tra, truy tố và xét xử giải quyết các vụ việc, vụ án, phụ thuộc vào nhu cầu của hoạt động tố tụng. Trong bối cảnh hiện nay, để bảo đảm hiệu quả hoạt động, quản lý giám định tư pháp đòi hỏi phải có sự phối hợp, thông tin kịp thời, thông suốt, thống nhất về nhận thức và chủ động, tích cực về hành động của “cộng đồng trách nhiệm” các cơ quan quản lý nhà nước (chung và từng chuyên ngành) và cơ quan tiến hành tố tụng ở các cấp”, theo Bộ Tư pháp.
Từ góc độ ngành Y tế, Bộ Y tế cho biết, các cơ sở pháp y của ngành Y tế hiện đang phát triển theo 3 mô hình (Trung tâm Pháp y; lồng ghép Trung tâm Pháp y - Giám định y khoa trực thuộc và Sở Y tế và mô hình pháp y thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh), do vậy có nhiều bất cập, mất đi tính độc lập của cơ sở giám định tư pháp, chậm trong đáp ứng các yêu cầu của cơ quan trưng cầu, khó hòa nhập và phát triển ổn định. “Hiện chưa có Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Pháp y cấp tỉnh với Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan trong việc tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định pháp y tử thi. Các Bộ, ngành liên quan xem xét xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp để các cơ sở giám định pháp y cùng phát triển, hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho công tác đấu tranh với tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và nhu cầu giám định tư pháp của người dân”, theo Bộ Y tế.
Có thể thấy, vấn đề “tính độc lập và cơ chế phối hợp - hai vấn đề quan trọng để pháp y phát triển” không chỉ là vấn đề được nêu trên bàn hội thảo. Ngày 27/5/2022, Đoàn kiểm tra công tác pháp y của Bộ Y tế đã làm việc tại tỉnh Lạng Sơn cùng với đại diện Viện Pháp y quốc gia, Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an. Tại đây vấn đề về cơ chế phối hợp giữa các tổ chức giám định cũng được đặt ra. Theo đó, Đoàn kiểm tra đã giao Trung tâm Pháp y tỉnh làm đầu mối phối hợp Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh nghiên cứu, đề xuất báo cáo lãnh đạo Sở Y tế và Công an tỉnh xem xét, phê duyệt chương trình phối hợp công tác Pháp y Công an và Y tế. Đề nghị Viện Pháp y quốc gia, Trung tâm Giám định Pháp y, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an tích cực hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ giám định, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn trên địa bàn.
Từ góc nhìn chuyên môn, bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc TTPYHN nêu quan điểm: “Nếu trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức giám định công lập có chức năng, nhiệm vụ giám định như nhau hoặc cùng lĩnh vực giám định thì nên có cơ chế phối hợp hoặc nghiên cứu phương án thống nhất các tổ chức, trong đó quản lý nhà nước thuộc hệ thống tư pháp, chuyên môn sẽ do các Bộ, ngành chuyên môn đảm nhiệm để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, cũng như lãng phí nhân lực, cơ sở vật chất”.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khóa XIII khẳng định bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là một trong những quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Bài viết phân tích, đánh giá những biểu hiện của tình trạng vi phạm nguyên tắc “thượng tôn Hiến pháp và pháp luật” và đề xuất một số giải pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc rất quan trọng này trong thời gian tới.
Quan niệm về thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Quan niệm thượng tôn pháp luật hình thành rất sớm trong lịch sử nhân loại và ngày nay tiếp tục được củng cố, hoàn thiện ở mọi quốc gia, dân tộc nhằm chống lại sự tùy tiện, chuyên quyền, độc đoán của nhà cầm quyền, bộ máy nhà nước. Ở Việt Nam, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là một trong những nội dung căn bản của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay và tương lai. Để lý giải tại sao phải “thượng tôn Hiến pháp và pháp luật”, cần nhận thức rằng trong đời sống xã hội hiện đại của con người có nhiều quy phạm xã hội, như pháp luật, chính trị, quy phạm do các tổ chức xã hội ban hành, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, truyền thống và nhiều quy phạm xã hội khác cùng điều chỉnh quan hệ xã hội. Trong đó, pháp luật là đại lượng chung thể hiện ý chí của toàn xã hội thông qua sự bảo đảm của nhà nước, làm cơ sở để thực hiện các hành vi, hoạt động của các tổ chức và cá nhân.
Nếu so sánh với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có những ưu thế thể hiện qua những đặc trưng như: do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh và sự cưỡng chế của Nhà nước(1); có chức năng điều chỉnh, bảo vệ các quan hệ xã hội và chức năng giáo dục; có vai trò là cơ sở để ghi nhận, bảo đảm, bảo vệ quyền tự do của con người; ghi nhận, bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng; quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; là phương tiện củng cố những chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán, là cơ sở để củng cố, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội, cách xử sự của cá nhân, tổ chức trong xã hội(2). Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia đương đại, Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, làm cơ sở cho việc xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật khác, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
Pháp luật có vai trò và giá trị xã hội to lớn như vậy, cho nên mọi cơ quan tổ chức và cá nhân đều phải có nghĩa vụ tôn trọng, chấp hành, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nghiêm minh, thường xuyên, liên tục, đặt mình dưới pháp luật - một giá trị xã hội được xây dựng, ban hành vì con người, thể hiện ý chí của Nhân dân, của toàn xã hội. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Quy định này dựa trên nhận thức coi Hiến pháp và pháp luật là những “mô hình”, khuôn mẫu cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước; là cơ sở, công cụ, phương tiện để quản lý mọi mặt đời sống nhà nước và xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền của cá nhân, tổ chức. Do đó, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng, chấp hành, tuân thủ, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là quan điểm, tư tưởng, nguyên tắc đòi hỏi mọi chủ thể phải tôn trọng, chấp hành nghiêm minh, thường xuyên, không có ngoại lệ. Hiến pháp và pháp luật là phương tiện thống trị xã hội, chứ không phải các cơ quan nhà nước, hay nhà cầm quyền.
Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật cũng đồng nghĩa với phạm trù pháp chế, nhưng không đồng nhất. Theo nghĩa hẹp, pháp chế là sự hiện diện của pháp luật và sự tuân theo pháp luật(3); theo nghĩa rộng, là sự hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở cho trật tự pháp luật và kỷ luật, là sự tuân thủ và thực hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân(4). Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật cũng gần với “pháp quyền”, là một nội dung của pháp quyền, song pháp quyền có nội dung rộng lớn hơn(5). Pháp quyền đề cập toàn diện mọi mặt đời sống pháp luật, còn “Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật” chủ yếu gắn với sự tôn trọng, chấp hành, tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể pháp luật, không có ngoại lệ.
Những lý giải đó cho thấy, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là sự đề cao vai trò, giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội; mọi chủ thể pháp luật đều phải tôn trọng, chấp hành, tuân thủ tự giác, nghiêm minh, thường xuyên, liên tục, không có ngoại lệ, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo Hiến pháp và pháp luật. Trong mối quan hệ với quyền lực, Hiến pháp và pháp luật cao hơn quyền lực, các nhà cầm quyền, lãnh đạo, quản lý cũng đều phải tôn trọng, chấp hành, tuân thủ, đặt mình dưới Hiến pháp và pháp luật.
Nội dung của thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Thứ nhất, đối với nhà nước, sự thượng tôn Hiến pháp và pháp luật thể hiện ở tính hợp pháp của hệ thống pháp luật. Theo đó, mọi văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng, ban hành và thực hiện theo đúng thủ tục và nội dung do pháp luật quy định, mọi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật còn thể hiện ở tính thứ bậc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó Hiến pháp có hiệu lực tối cao, dưới Hiến pháp là các đạo luật; các đạo luật có hiệu lực cao hơn so với các văn bản dưới luật. Khoản 1 Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản..., có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”. Bất kỳ văn bản pháp luật nào được ban hành cũng đều phải phù hợp với Hiến pháp, các văn bản dưới luật phải phù hợp với luật, văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Trong trường hợp quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Văn bản pháp luật của hệ thống hành chính không được trái, mâu thuẫn với văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, cấp trên. Văn bản áp dụng pháp luật phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước) phải tổ chức thi hành và đưa Hiến pháp và pháp luật vào đời sống xã hội. Hiến pháp và pháp luật có thành hiện thực hay không tùy thuộc rất lớn vào hoạt động tổ chức thi hành pháp luật của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Cùng với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, cơ quan hành chính nhà nước phải trực tiếp thực hiện Hiến pháp và pháp luật thông qua việc thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước; bố trí, sử dụng nguồn nhân lực cho hoạt động công vụ; thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước, hoặc phạm vi địa phương. Trong những hoạt động này, mọi cơ quan nhà nước đều phải chấp hành, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước là những hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, nhằm kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm và bảo vệ các quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước. Vì vậy, khi thực hiện các hoạt động này, mọi cơ quan nhà nước đều phải chấp hành, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm minh, công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình về mọi hoạt động đó.
Trong đời sống xã hội thường phát sinh những tranh chấp, có các hành vi vi phạm pháp luật dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình, vi phạm hành chính, tội phạm, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đây là những hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội, mà phần lớn được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật. Do đó, khi giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi vi phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm công bằng, khách quan, theo đúng thủ tục do luật định, nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Các tổ chức của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội đều phải tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Trong tổ chức và hoạt động của mình, các tổ chức thành viên hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đều phải tôn trọng, tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức trong nước và nước ngoài, cá nhân và công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam, người không có quốc tịch đều phải tôn trọng, chấp hành, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, không có ngoại lệ, mọi vi phạm đều bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành, của tất cả các chủ thể pháp luật. Mức độ, tình trạng thượng tôn Hiến pháp và pháp luật có thể được đánh giá thông qua tình trạng vi phạm pháp luật, hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật, tỷ lệ thuận với các hành vi hợp pháp và tỷ lệ nghịch với hành vi vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những tác động, yếu tố tích cực thì cũng có nhiều hạn chế như sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, vi phạm pháp luật, tội phạm. Trong nền kinh tế thị trường, con người chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… dẫn đến tình trạng tội phạm, vi phạm pháp luật trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.
Báo cáo tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 (ngày 22/12/2022) của Tòa án nhân dân tối cao đánh giá: số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết năm 2022 tăng gần 6% so với năm 2021, với tính chất đa dạng, phức tạp. Trong năm 2022, các tòa án đã thụ lý 567.521 vụ việc; về hình sự, đã thụ lý 93.452 vụ với 178.830 bị cáo; đã xét xử nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng do những người có chức vụ, quyền hạn gây ra những thiệt hại đặc biệt lớn (đã tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với 840 vụ, 1.995 bị cáo với số tiền trên 4.027 tỷ đồng và nhiều tài sản khác). Các tòa án cũng đã đưa ra xét xử 188 vụ với 297 bị cáo liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19. Các tòa án đã thụ lý 444.402 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động; đã ban hành 176 quyết định buộc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đã áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với 17.416/17.432 hồ sơ; đã thụ lý 07 yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; 31 vụ án dân sự mà người bị oan, sai khởi kiện các cơ quan nhà nước yêu cầu bồi thường(6). Số liệu đó cho thấy, người vi phạm không chỉ là cá nhân công dân, tổ chức trong xã hội, mà chủ thể vi phạm có cả cán bộ, công chức, trong đó có cả cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, việc đánh giá mức độ, tình trạng “Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật” còn được đánh giá thông qua việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành; qua việc xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, tình trạng vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội. Từ thực tiễn, có thể khẳng định tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay xảy ra ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; cả khu vực công, khu vực tư đều có nhiều diễn biến phức tạp, gia tăng. Ý thức thượng tôn pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, người dân còn thấp, không phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Một số giải pháp bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật để hình thành, củng cố ý thức pháp luật của toàn xã hội, trước hết với đối tượng là học sinh, sinh viên, cần phải coi đó là yêu cầu bắt buộc của mọi cấp học; đồng thời đổi mới chương trình, nội dung giáo dục pháp luật một cách thiết thực, phù hợp với các đối tượng học sinh, sinh viên. Đối với người dân, tùy theo địa bàn sinh sống để phổ biến những nội dung pháp luật cần thiết, đặc biệt là những quy định pháp luật về sinh hoạt đời sống cộng đồng, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, đặc biệt là giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức; đề cao nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc tập trung dân chủ trong các cơ quan, tổ chức... để mỗi cán bộ, công chức, viên chức luôn có ý thức tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Thường xuyên quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tất cả các đối tượng trong xã hội, cán bộ, công chức, viên chức cần xác định việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên trong toàn xã hội. Trong các cơ quan, tổ chức nhà nước phải đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình đối với cá nhân, tổ chức có những biểu hiện lệch lạc, hay có hành vi phạm kỷ luật, pháp luật dù là nhỏ nhất. Qua đó, hình thành lối sống tôn trọng, chấp hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, phát huy dân chủ, tính tích cực chính trị của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong các cơ quan, tổ chức.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ về nội dung và hình thức; tăng cường ban hành luật, giảm dần các văn bản dưới luật, tiến tới điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu bằng luật. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện hiện nay, phải quan tâm đến pháp luật về quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực nhằm bảo đảm trật tự, trị an, an toàn xã hội, an toàn về pháp lý cho mọi cá nhân, tổ chức. Đồng thời, phải gia tăng tính răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức vi phạm để họ “không dám vi phạm”.
Ba là, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”… để bảo đảm được trật tự, kỷ cương, phép nước và hình thành ý thức tôn trọng pháp luật. Khi các biện pháp giáo dục, thuyết phục không mang lại hiệu quả thì phải áp dụng các biện pháp kinh tế, hành chính, hình sự đối với người vi phạm để cho họ không thể vi phạm, không dám vi phạm. Cần phải kết hợp các biện pháp pháp lý với các biện pháp tác động thông qua các tổ chức của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là dư luận xã hội không chỉ đối với người vi phạm, mà cả đối với nơi họ làm việc, sinh sống.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, đồng thời kết hợp với giám sát xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội, của công dân đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, tác động đến ý thức chấp hành, tôn trọng pháp luật của các đối tượng xã hội để hình thành và củng cố được ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”./.
(1),(3),(4) Đào Trí Úc, Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, H.2017, tr.307-311, tr.680-681, tr.680.
(2) Đào Trí Úc và Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), Đại cương về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2017, tr.106-109.
(5) Báo cáo tổng hợp đề tài KX 04-06/16-20 “Thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo: Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp”. Xem https://hdll.vn/.
(6) Tòa án Nhân dân tối cao, Báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2023 của Tòa án (ngày 22/12/2022). Xem: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu-hanh.
GS.TS Phạm Hồng Thái - Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Phạm Hồng Sơn - Học viện Hành chính Quốc gia