Múa Rối Nước Thăng Long Bao Lâu

Múa Rối Nước Thăng Long Bao Lâu

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.

đòi hỏi những phẩm chất tuyệt vời

Việc tạo hình con rối không có một trường lớp nào đào tạo được, bởi cái hồn của nhân vật không phải là khuôn mẫu có sẵn. Ví như để tạo hình người nông dân thì phải đục sao cho có hình hài, cốt cách mà ai nhìn vào cũng nhận ra đó là người nông dân. Người nghệ nhân khi tạo hình con rối không áp đặt khuôn mẫu nào cả, dù là 100 ông quan, 100 anh lính… thì đều có những nét khác nhau.

Các con rối nước truyền thống là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo nghiêm túc, gian khổ nhưng đầy cảm hứng. Ở sân khấu múa rối, tất cả phải sáng tạo từ đầu, không có nhiều mẫu sẵn, phải tự hình dung, trước hết phải nghiên cứu kỹ kịch bản để làm rõ nét cá tính nhân vật, từ dáng dấp, kích thước,  cao, thấp... rồi máy móc hoạt động ra sao để phù hợp và hiệu quả với không gian biểu diễn.  Họ vừa phải sáng tạo, vừa phải khéo léo, kiên trì.

Quan trọng hơn nữa, người nghệ nhân còn cần mang trong mình tình yêu quê hương, yêu lao động, phải làm bằng đam mê. Để có được những con rối vừa có tính thẩm mỹ, vừa thể hiện nội dung phong phú, vừa bám sát thực tiễn, người nghệ sĩ tạo hình con rối phải có tri thức nghề nghiệp một cách vững vàng. Việc học tập kinh nghiệm của lớp nghệ nhân, học các lớp người đi trước theo phương pháp truyền nghề là cách để nghệ thuật tạo hình con rối trường tồn với thời gian.

Những nghệ nhân đã chắt lọc cái đẹp từ tự nhiên và chuyển hòa vào hình ảnh con rối. Thông qua óc thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật, sự sáng tạo của người nghệ nhân đã biến rối nước thành cầu nối giữa đại chúng với với di sản văn hóa dân tộc. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng mà mộc mạc của các loại đồ chơi dân gian tạo nên ở mỗi người những rung động, những xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ và hình thành thái độ thẩm mỹ và thị hiếu thẩm mỹ.

Không giống như nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác, môi trường diễn xướng của múa rối thường gắn liền với một cấu trúc sân khấu đặc biệt với tên gọi thủy đình. “Thuỷ” là nước, “đình” là đình làng. Thủy đình được dựng lên giữa ao, hồ, mang kiến trúc và dáng dấp đặc trưng của những mái đình nông thôn. Nó còn được gọi với cái tên là nhà rối hay buồng trò, nơi mà người nghệ nhân rối nước sẽ đứng để điều khiển rối nước.

NSƯT Quốc Vũ - Phó Phòng Tổ chức biểu diễn và Nghệ thuật tại Nhà hát Múa rối Thăng Long chia sẻ: “Trong dân gian, khi các nghệ sĩ biểu diễn ở làng quê, sân khấu rất đơn giản, họ có thể lấy một cái ao, hồ bất kỳ có thể đứng ở dưới mặt nước để diễn được, họ đưa một chiếc mành nhìn xuyên qua được ra, cuối cùng che thêm một tấm liếp để trở thành một sân khấu. Và khán giả sẽ ngồi quây quần xung quanh để xem. Đó chính là sân khấu dân gian của rối nước”.

Sân khấu của rối nước cũng được trang bị rất nhiều dụng cụ với cờ, quạt, voi, võng lọng, cổng… mang tới không khí đậm chất dân gian và truyền thống của đời sống tại các làng quê Bắc Bộ. Để mặt hình ảnh của sân khấu luôn hoàn hảo nhất, tất cả các khâu tạo hình mỹ thuật đều phải có tính liên kết cao, thể hiện sự phối hợp ăn ý giữa người đạo diễn và họa sĩ.

Là một thể loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống, âm nhạc chính là nhân tố thổi hồn cho từng bước chuyển động của từng con rối.  Âm nhạc trong múa rối đặc trưng bởi những giai điệu truyền thống của nhạc cụ dân gian: tiếng trống, tiếng mõ, sáo, tù và, của những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục từ đáy nước vang lên.

Những người nghệ sĩ hai bên cùng góp những lời ca, tiếng hò theo từng chuyển động của con rối, linh động đối đáp trong từng chuyển cảnh, tạo nên vẻ nhộn nhịp linh đình không kém bất kỳ một lễ hội nào của nhịp sống trên cạn.

Mặt nước và ánh sáng - bộ đôi kỳ ảo

Theo dân gian, không gian tự nhiên của rối nước gắn liền với thủy đình ngói đỏ cong cong, với ánh sáng thực của mây trời in trong đáy nước, của gió lao xao gợn nước lăn tăn từng đợt. Có lẽ chẳng có nghệ thuật biểu diễn nào lại khiến mặt nước sinh động đến thế với những con rối tưởng chừng thật vô tri.

Tiếng nước sóng sánh, tiếng cá bơi lội, bọt nước xối lên, tan hòa giữa cỏ cây, hoa lá thực. Tất cả đã mang lại một đời sống sinh động dưới mái thủy đình, thổi hồn cho những con rối giả lướt trên mặt nước. Nước chính là nhân tố tạo nên cái “thần” của múa rối nước, là nơi bao bọc, ẩn giấu, thoắt ẩn thoắt hiện tài tình của những con rối nước.

Dẫu vậy, trong những không gian nghệ thuật của những nhà hát đậm chất Tây phương giữa lòng thành phố, cái mặt nước cùng ánh sáng tự nhiên ấy của rối nước đã mất đi.  Tưởng chừng như ánh sáng nhân tạo không thể mang lại cái nét nên thơ dân dã, ấy vậy mà với sự dàn dựng tài tình, những chùm ánh sáng trắng vàng trong những nhà rối đã cùng mặt nước tạo thành bộ đôi kỳ ảo.

Trong không gian của những nhà hát múa rối hiện đại, người đạo diễn sẽ sử dụng ánh sáng trắng hoặc vàng để phản chiếu xuống nước, làm nổi bật lên nước sơn của nhưng con rối sặc sỡ. Nước sơn óng ánh phản chiếu ánh sáng lung linh và màn khói huyền ảo, khiến vở diễn càng trở nên sống động lạ kỳ.

Đặc biệt, những vở múa rối đều bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn. Bởi vậy mà ánh sáng lung linh đã mang tới cho những con rối một sân khấu đậm chất huyền bí, kỳ diệu nhất, toát lên đúng chất của những câu chuyện cổ trước mắt khán giả mọi lứa tuổi.

“Sứ giả văn hóa” được bạn bè quốc tế yêu mến

Bằng các câu chuyện vui nhộn và hấp dẫn phản chiếu cái đời và những khát vọng, mơ ước bình dị của người Việt, múa rối nước đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài. Nhiều du khách yêu thích loại hình nghệ thuật này tới mức họ tìm tới các phường nghề truyền thống để được tham gia trải nghiệm các công đoạn xây dựng lên một tác phẩm.

Múa rối nước Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế trân trọng, đón nhận và mời các nghệ nhân đi lưu diễn khắp năm châu. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nước…”, “Hãy đến xem múa rối để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…”.

Sự phối hợp nhịp nhàng đến hoàn hảo

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật dân gian này, sẽ chẳng thiếu những khoảnh khắc người nghệ sĩ gặp những sự cố oái ăm trong lúc biểu diễn. Đã nhiều lần các con rối bị kẹt dây, gãy tay khiến các diễn viên không thể điều khiển con rối theo đúng kịch bản đã sắp xếp.

Với những nghệ sĩ có kinh nghiệm, họ sẽ khắc phục bằng cách phối hợp cùng đồng đội của mình. Khi một người có vấn đề, những nghệ sĩ còn lại sẽ linh hoạt đảm nhiệm để nhân vật không bị “chết” trên sân khấu. Có những chương trình khi đang biểu diễn, sẽ có những tai nạn nghiêm trọng hơn xảy ra như con rối bị hỏng. Khi đó, những kỹ thuật viên bộ phận hậu đài sẽ chỉnh sửa những phần hỏng hóc của các con rối để đảm bảo vở diễn vẫn được diễn ra thành công trọn vẹn.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố phía sau sự thành công của một vở diễn rối nước. Ngoài tay nghề điêu luyện, uyển chuyển của người nghệ sĩ, múa rối nước cần sự phối hợp nhịp nhàng của dàn nhạc, kỹ thuật viên, hậu đài… Mỗi người đều có nhịp phách của riêng mình, khi phối hợp với nhau sẽ tạo thành một sự tổng hoà uyển chuyển. Vì vậy, có thể nói, một vở diễn múa rối nước thành công là cần sự ăn xăm của cả một tập thể chứ không phải cá nhân.

Vở rối được tạo nên từ nhiều tích truyện (tích trò), khắc họa cuộc sống sinh hoạt thường ngày cùng những sự tích dân gian của người Việt, qua đó phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn.  Những tích trò tiêu biểu trong các vở rối phải kể đến như tích trò ca ngợi việc đồng áng, đi bừa, đi cấy, đánh cá, úp rơm, giã gạo…; tích trò miêu tả cảnh lễ hội như đua thuyền, chọi trâu, đấu vật, chọi gà…; tích trò ca ngợi truyền thống đánh giặc của Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Lê Lợi hoàn kiếm…; những tích trò lấy cảm hứng từ những vở chèo nổi tiếng như Quan âm Thị Kính… hay xuất phát từ nghi thức tín ngưỡng như đi chùa, nước thần, lễ hội…

Kho tàng tích trò đa dạng cho thấy một đời sống đầy sinh động và gần gũi của rối nước, giúp loại hình này mang tới những vở diễn đầy mới vẻ kh  cho phép người nghệ sĩ khai thác những tích trò khác nhau. Có thể nói, sinh ra từ đời sống của những người lao động nơi thôn quê dân dã, múa rối nước đã được vun đắp nên bởi những tình cảm chân thành, hồn hậu, là thứ nghệ thuật phản ánh những ước vọng của thời đại, của những nhà nông quanh năm suốt tháng tất bật bên đồng ruộng, trâu cày.

Từng vở múa rối hiện lên như một bức tranh tả thực về thiên nhiên cuộc sống của những làng quê, từ mái đình, lũy tre, đình làng, lễ hội… Giữa những lời ca, tiếng nhạc đậm nét văn hóa dân gian, những con rối hóa thân thành từng anh chàng nông dân, chị em đi cấy lúa, nam nữ trẩy hội, ngư ông câu cá, anh hùng ra trận, ông bụt hiền hòa…

Múa rối hấp dẫn người xem bởi sự duyên dáng hài hước và hóm hỉnh của từng nhân vật nhưng đồng thời cũng gợi cho người xem những xúc cảm về quê hương, nguồn cội mội cách dung dị nhất. Tính giáo dục của múa rối rất đỗi giản dị, nhân văn, khơi dậy con người những ước mơ, hoài bão, đưa con người đến với những cuộc sống tự do mà mình có thể làm chủ.

Từ những vở rối nước, ta thấy thêm yêu những con người Việt Nam hiền hòa, cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn gian khổ và  luôn ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi vở rối nước cũng là cơ hội để tìm hiểu về những giá trị và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.