Kinh Tế Số Là Gì

Kinh Tế Số Là Gì

Kinh tế số là gì, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế số quan trong quá trình chuyển đổi số quốc gia là những vấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam, đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP cả nước, cùng FPT IS tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Kinh tế số là gì, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế số quan trong quá trình chuyển đổi số quốc gia là những vấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam, đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP cả nước, cùng FPT IS tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Doanh nghiệp, cá nhân chủ động tham gia vào phát triển kinh tế số

Phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cần có sự tham gia tích cực từ cả hai phía: Nhà nước và các cá nhân, doanh nghiệp với tâm thế chủ động, sẵn sàng thử nghiệm, sẵn sàng đổi mới, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc biệt là công nghệ thông tin. Doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, hoạt động đào tạo kiến thức về pháp luật, chuyển đổi số.

Để nền kinh tế số được phát triển đồng đều tại tất cả các địa phương, cần chú trọng đến việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động như thanh toán, giao dịch trực tuyến,… Chú trọng chuyển đổi giao thức internet sang những thế hệ mới, mở rộng kết nối Internet đến các khu vực miền núi, nâng cấp mạng 4G, đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G.

Nghiên cứu, phát triển và cải tiến các thiết bị, máy móc hỗ trợ sản xuất, đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa. Thúc đẩy, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp sáng tạo, cải tiến các dịch vụ, hàng hóa thay thế các hoạt động lắp ráp, gia công bằng tay.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong môi trường số, các doanh nghiệp cần có các lớp bồi dưỡng, các buổi tập huấn, hướng dẫn sử dụng công nghệ. Các đơn vị giáo dục hướng tới giáo dục thực tiễn, có thêm các buổi học tập thực tế tại doanh nghiệp về cách thức sử dụng, vận hành nền tảng công nghệ trong các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có chính sách quản lý, khuyến khích, huy động, tăng mức đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ dựa trên cơ sở áp dụng mô hình quản trị mới. Định hướng xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ “lõi”, các công nghệ số theo hướng lấy doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, trường đại học làm trung tâm, là các chủ thể nghiên cứu.

Nâng cao khả năng nhận thức của doanh nghiệp

Nâng cao nhận thức cá nhân, doanh nghiệp là một trong những việc làm thiết yếu để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam. Các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết với quy mô phù hợp theo từng vùng để phổ cập các kiến thức về chuyển đổi số.

Hoàn thiện khung pháp lý và thể chế chính sách liên quan

Các cơ quan nhà nước cần kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thể chế, luật liên quan đến những hoạt động: Khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh trong môi trường số,… để tạo môi trường phát triển toàn diện, có lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung những tiêu chí phù hợp với thực trạng của kinh tế Việt Nam.

Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh. Thu hút vốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ số và công nghệ thông tin.

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh

Có thể nói, công nghệ là một “cánh tay phải” đắc lực của các tổ chức, doanh nghiệp bởi:

Kinh tế số giúp các doanh nghiệp dễ dàng kết nối các khách hàng mới từ cả trong nước và quốc tế. Các nền tảng, công nghệ hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu người dùng giups doanh nghiệp xác định thị hiếu, tạo ra các dịch vụ, sản phẩm chất lượng và tối ưu các phương thức chăm sóc khách hàng.

Tự động hóa các quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô: Công nghệ, máy móc và trang thiết bị hiện đại giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đa dạng nguồn khách hàng, tăng doanh thu, nâng cao cơ hội mở rộng thị trường.

Thúc đẩy sự đổi mới và khởi nghiệp, cạnh tranh

Sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây trí tuệ nhân tạo và những phương thức truyền thông mới tạo cơ hội cho các nhà khởi nghiệp tiếp cận nguồn tài nguyên và khách hàng dễ dàng hơn mô hình kinh tế truyền thống. Tăng sự đổi mới, cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để tồn tại trên thị trường.

Kinh tế số góp phần tăng trưởng và đem lại những lợi ích đến nền kinh tế chung của quốc gia và thế giới thông qua việc tăng năng suất lao động, hợp tác quốc tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả,…

Việc khai thác các ứng dụng công nghệ mới và sáng tạo trong kinh doanh góp phần đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế. Tạo ra các cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp mới.

Chuyển đổi số kinh tế cho phép ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động vận hành, quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống máy móc hiện đại, trí tuệ nhân tạo AI, tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc và quá trình sản xuất hàng hóa.

Máy móc, công nghệ sẽ thay thế con người trong một số lĩnh vực song kinh tế kỹ thuật số cũng tạo ra tiềm năng việc làm lớn. Các ngành liên quan đến phần mềm, truyền thông, công nghệ thông tin,… luôn trong tình trạng khát nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi chuyên môn.

Kinh tế số góp phần thúc đẩy sự phát triển của chính phủ điện tử, các dịch vụ công trực tuyến. Điều này giúp tăng sự minh bạch, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền, đem đến sự cải thiện tích cực, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Xem thêm: eLearning – Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến hiệu quả

Các loại hạch toán phổ biến:

Hạch toán kinh tế là một định nghĩa có liên quan đến một số yếu tố của hạch toán trong các vấn đề liên quan đến tài chính, lưu chuyển về nguồn vốn, hạch toán về các vấn đề liên quan đến thu nhập của công dân trong nước, cùng với hạch toán về các vấn đề liên quan đến việc tiến hành các hoạt động thanh toán ở phạm vi quốc tế, và hạch toán hoạt động thanh toán thu chi của người dân thông qua tiền mặt.

Trong hạch toán kinh tế quốc dân sẽ bao gồm một số bộ phận sau:

Tổng các số lượng gồm các loại hình sản phẩm dưới phạm vi quốc gia thì được biểu thị dựa trên giá trên thị trường ở thời điểm hiện tại và mức giá đã được so sánh.

Cơ cấu số lượng các loại hình sản phẩm được tính tổng (gồm các thành phần kinh tế, các sản phẩm được lựa chọn theo ngành, cũng như là các sản phẩm được tính theo khu vực kinh tế đó). Cơ cấu về tổng lượng các loại hình sản phẩm được biểu thị dưới một dạng bảng mang tính cân đối giữa các loại hình sản phẩm ở phạm vi một quốc gia. Giải thích một cách chi tiết trong bảng này sẽ được phân chia bao gồm giá trị chênh lệch của các sản phẩm được hình thành trên thị trường dựa trên tính chất xuất và nhập khẩu, tổng số lượng các sản phẩm.

Thành phần còn lại sẽ bao gồm các sản phẩm được sử dụng đối với các đối tượng là người tiêu dùng cho các sản phẩm cuối cùng, các sản phẩm được tích lũy theo hình thức lưu trữ về các loại hình tài sản.

Hạch toán kế toán góp phần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến quy trình phản ánh thông qua các hoạt động giám sát và quản lý được tiến hành liên tục và toàn diện. Chúng bao gồm các hệ thống về những vấn đề chung của các loại tiền vốn liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, cũng như là nguồn vật tư có liên quan.

Với bản chất là xem xét, nghiên cứu và đánh giá các loại vốn đáp ứng mục đích kinh doanh thông qua quy trình góp vốn của những cá nhân, tổ chức có liên quan với nhau và có nhu cầu tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường kinh tế. Các hoạt động trong hạch toán kế toán bao gồm tổ chức giám sát trước quá trình, trong quá trình và sau quá trình diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phương tiện được sử dụng thông dụng và phổ biến để làm công cụ đo lường trong hạch toán kế toán thường được tiến hành trên các loại tiền tệ. Các hoạt động diễn ra góp phần hỗ trợ quá trình ghi chép về giá trị của tiền tệ từ việc thực hiện những hoạt động sẽ mang đến lợi ích đối với việc giám sát tình hình sử dụng nguồn vốn các hoạt động có tính chất tài chính của một doanh nghiệp kinh doanh. Những tổ chức sẽ có thể giám sát tình hình tài chính và kinh tế của doanh nghiệp rõ ràng và minh bạch hơn. Từ đó, mà các doanh nghiệp có thể đề xuất những phương án tối ưu và những biện pháp hỗ trợ kịp thời để có thể khắc phục những vấn đề làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung và đưa quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày một phát triển toàn diện hơn trong tương lai.