Kể Lại Một Chuyến Về Thăm Quê Ngắn

Kể Lại Một Chuyến Về Thăm Quê Ngắn

Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 81. Những yêu cầu với đối bài văn kể lại một chuyến đi- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đếnthăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, conngười, công trình kiến trúc…).- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.- Sử dụng được yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài viết.2. Dàn ý kể về một chuyến tham quan của em lớp 8 ngắn gọn3. Dàn ý kể về một chuyến tham quan của em lớp 8 chi tiết 1. Mở bàiGiới thiệu khái quát về chuyến tham quan mà em nhớ nhất (đi vào khi nào? Đi đến đâu?) 2. Thân bàiKể lại những sự việc trước khi đi tham quanEm chuẩn bị những gì cho chuyến đi ấy? Tâm trạng trước chuyến đi. Những người đi cùng em? Thời điểm xuất phátKể lại chặng đường khi bắt đầu chuyến tham quanKhung cảnh thiên nhiên trên đường đi như thế nào?Cảnh vật, địa điểm thú vị em gặp trên đường điKể chi tiết chuyến tham quan chínhEm dừng chân ở đâu? Nhà nghỉ, khu nghỉ mát...Kể lần lượt các địa điểm tham quan: miêu tả địa điểm, những nét đặc trưng của điểm tham quan ấyCon người nơi em đến tham quan như thế nào? Để lại ấn tượng gì?Kể lại kỉ niệm, trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến tham quan mà em nhớ nhấtKể lại việc em mua quà lưu niệm trước khi trở về. Những món quà ấy là đặc sản nơi em đến tham quan.Con đường trở về nhà như thế nào, tâm trạng em có gì thay đổi? 3. Kết bài4. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi lớp 8 Mở bài:- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:+ Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấuấn sâu sắc trong lòng người yêu thích khám phá, trải nghiệm.+ Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử.- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi. Thân bài:1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan- Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhàtrường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan Hồ Gươm.- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp vềphong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm.2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng.- Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đanghót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới.- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em.Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa.- Chúng em xuất phát trên một xe ô tô 45 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi…- Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.3. Diễn biến chuyến tham quana. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm- Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết.- Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh HồGươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát.- Quanh Hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khánhiều du khách nước ngoài. b. Đi thăm Tháp Rùa- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa.- Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùacho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử.- Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nướcta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển.Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.c. Đi thăm đền Ngọc Sơn- Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn.- Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm vàcũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt.- Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổitiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiềungười quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao.- Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. d. Đi thăm tháp Hòa Phong- Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm.- Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thựcdân Pháp phá dỡ năm 1898.- Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng.- Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác.4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa- Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội.- Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng đểxua đi cái nóng nực mùa hè.- Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bán sách.- Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em- Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua.- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảmphục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước. Kết bài:- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lạitrong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý.- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắngrèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.5. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng (chi tiết) Mở bài- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:+ Việt Nam được biết đến là một quốc gia với nét đặc trưng về văn hóa, phong tụctập quán độc đáo, lâu đời.+ Trải nghiệm về văn hóa luôn được coi là những trải nghiệm thú vị. Em cũng đã cólần được tìm hiểu thêm về văn hóa của Việt Nam thông qua chuyến đi đến đền Hùng- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Chuyến đi ấy đã đểlại trong em cảm xúc tự hào cùng những ấn tượng khó phai. Thân bài1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan- Mỗi dịp đâu xuân, nhà em lại cùng nhau đi du xuân. Năm nay, địa điểm được giađình em chọn đó là đền Hùng- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích để cầu may cho gia đình, hiểu biết thêm về cácvăn hóa dân tộc, tham quan các di tích lịch sử và cũng như để học thêm và các phong tục tập quán.2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, khi những giọt sương sớm vẫn còn định trên lá cành.- Tiết trời se lạnh của mùa xuân đã tạo cho em cảm giác thích thú.- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đứng yên, dang cánh tay ra nắng nhữnghạt sương rơi, những cây hoa đào đua nhau nở rộ.- Dưới ánh đèn phố lung linh đặc trưng của ngày xuân, những làn xe cộ tấp nậpchạy qua. Trên đường, không khí nhộn nhịp biết được nào.- Một lúc sau, mặt trời đã ló rạng. Qua khung cửa sổ, từng tia nắng chiếu vào nhưnhững tia hi vọng của một năm mới tốt lành- Lúc này em vô cùng háo hức được đến Đền Hùng.3. Diễn biến chuyến tham quana. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến đền Hùng- Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,đây là nơi các vua Hùng xưa đã chọn làm kinh đô của nước Văn Lang.- Ấn tượng đầu tiên của em là nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ, cổkính với nhiều đền thờ- Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây để thăm thú, tưởng nhớđến công lao dựng nước của các vị vua Hùng.- Dưới sự hướng dẫn của cô HDV, gia đình em được lần lượt đi thăm những địađiểm thăm quan nổi tiếng ở đền Hùng. b. Đi thăm đền Hạ- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là đền Hạ.- Tương truyền đây là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng, ý nghĩa “đồngbào” cũng bắt đầu từ đó, em được biết ngôi đề được xây dựng vào khoảng thế kỉ17-18 với kiến trúc thuần Việt gồm hậu cung và tiền bái, trang trí bằng các bức phùđiêu, một bên ngựa, một bên voi.- Quang cảnh xung quanh đền yên tĩnh với nhiều loại cây cổ kính.- Thăm đền Hạ, lòng em tràn ngập cảm giác tự hào về nguồn gốc con người dân tộc mình.c. Đi thăm chùa Thiên Quang- Rời đền Hạ, gia đình em tiếp tục được đi thăm chùa Thiên Quang, đây là một ngôichùa có tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự.- Chùa được xây với nhiều gian, bên ngoài sơm màu đỏ, các tòa theo kiểu cột trị,mái con, bên trên có hai chú rồng chầu ngọc trắng, trước đền có lư hương, sânchùa rộng rãi phục vụ du khách đến dâng hương.- Thăm chùa, em thầm ngưỡng mộ về những nét kiến trúc độc đáo của dân tộc.d. Đi thăm đền Trung , đền Thượng- Gia đình em đến thăm quan đền Trung, tương truyền đây là nơi xưa kia Vua Hùngbàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, sông núi cùng các lạc tướng, lạc hầu.Khung cảnh hoang sơ, cổ kính- Sau khi thăm đền Trung, gia đình em di chuyển đến đền Thượng- Đền Thượng nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền thời xưa, vuaHùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phùhộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, vì thế đền được dựng ở đây.- Tương truyền, đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 tiến hành lập đàn cầu trời ban chongười tài giỏi đánh giặc Ân giúp nước, cứu dân.- Em thấy mình đứng giữa ranh giới quá khứ hào hùng của lịch sử cha ông và hiện tại.e. Đi thăm bảo tàng Hùng Vương- Tiếp theo, cô HDV dẫn đoàn gia đình em đến thăm quan bảo tàng Hùng Vương,nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý.- Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câu chuyện, một bài học riêng. Đó là các chiếntích hào hùng của vua Hùng đánh đuổi quân xâm lược.- Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đang trò chuyện vớichiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong.4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa- Gia đình em được giới thiệu và thưởng thức bánh tẻ, bánh tai, bánh sắn- Em được khám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng như lễ rước kiệuvua, lễ dâng hương, các trò chơi như thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi….5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em- Trên đường về, em nhớ mãi về những địa danh tại đền Hùng gia đình em được đithăm. Có lẽ đây là chuyến đi em không bao giờ quên.- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, truyền thốngdân tộc được lưu giữ suốt bao đời nay. Kết bài- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lạitrong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắngrèn luyện, nối tiếp đường cha ông, bảo vệ đất nước, … Bài mẫuMỗi chuyến đi đều mang lại cho ta những trải nghiệm vô giá. Là một đất nước có bềdày lịch sử với hàng ngàn năm dựng nước giữ nước, chính vì vậy các di tích lịch sửluôn là những điểm đến mang lại cho chúng em những trải nghiệm thú vị để tìmhiểu về lịch sử nước nhà. Và chuyến đi thăm đền Hùng vừa qua đã giúp em khámphá thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chuyến đi ấy đã để lại trong em cảm xúc tự hàocùng những ấn tượng khó phai.Như mọi gia đình, vào mỗi dịp đâu xuân, nhà em lại cùng nhau đi du xuân. Năm nay,địa điểm được gia đình em chọn đó là đền Hùng. Ngay sau khi biết tin, em cảm thấyrất vui và háo hức. Chuyến đi lần này được diễn ra nhằm mục đích để cầu may chogia đình, hiểu biết thêm về các văn hóa dân tộc, tham quan các di tích lịch sử vàcũng như để học thêm và các phong tục tập quán. Càng nghĩ về nó, em càng hứng khởi mong chờ.Như dự kiến, chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng. Lúc này, những giọt sương sớm vẫncòn định trên lá cành. Tiết trời se lạnh của mùa xuân đã tạo cho em cảm giác thíchthú. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đứng yên, dang cánh tay ra nắngnhững hạt sương rơi. Theo ánh đèn pha ô tô, những cây hoa đào đua nhau nở rộ.Chúng đưa những cành cây thanh mảnh lên rung rinh như những người thiếu nữđang đứng chào đón gia đình em. Dưới ánh đèn phố lung linh đặc trưng của ngàyxuân, những làn xe cộ tấp nập chạy qua. Trên đường, không khí nhộn nhịp biếtđược nào. Theo những ánh đèn lung linh đó, từng tòa nhà cao tầng đứng nghiêmtrang như những người lính gác trông thật oai vệ, có cảm giác như đang chào đóngia đình em. Một lúc sau, mặt trời đã ló rạng. Qua khung cửa sổ, từng tia nắng chiếuvào như những tia hi vọng của một năm mới tốt lành. Lúc này em vô cùng háo hức được đến Đền Hùng.Sau khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trên xe, cuối cùng gia đình em cũng tới nơi.Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,đây là nơi các vua Hùng xưa đã chọn làm kinh đô của nước Văn Lang. Đặt chânđến, ấn tượng đầu tiên của em là nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ, cổkính với nhiều đền thờ. Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây đểthăm thú, tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Gia đình emđược đi cùng một cô hướng dẫn viên du lịch để có thêm những hiểu biết khi đếnthăm đền. Dưới sự hướng dẫn của cô, gia đình em được lần lượt đi thăm những địađiểm thăm quan nổi tiếng ở đền Hùng.Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là đền Hạ. Tương truyền đâylà nơi xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng, ý nghĩa “đồng bào” cũng bắt đầu từđó, em được biết ngôi đề được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17-18 với kiến trúcthuần Việt gồm hậu cung và tiền bái, trang trí bằng các bức phù điêu, một bên ngựa,một bên voi. Sau đền vẫn còn dấu tích “Mắt Rồng” chính là khu vực mẹ Âu Cơ ấptrứng. Quang cảnh xung quanh đền yên tĩnh với nhiều loại cây cổ kính. Thăm đềnHạ, được nghe lời giới thiệu của cô hướng dẫn viên, lòng em tràn ngập cảm giác tựhào về nguồn gốc con người dân tộc mình.Rời đền Hạ, gia đình em tiếp tục được đi thăm chùa Thiên Quang, đây là một ngôichùa có tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự. Chùa được xây với nhiều gian, bên ngoàisơm màu đỏ, các tòa theo kiểu cột trị, mái con, bên trên có hai chú rồng chầu ngọctrắng, trước đền có lư hương, sân chùa rộng rãi phục vụ du khách đến dâng hương.Thăm chùa, em thầm ngưỡng mộ về những nét kiến trúc độc đáo của dân tộc.Tiếp đến, theo chân cô hướng dẫn viên, gia đình em đến thăm quan đền Trung,tương truyền đây là nơi xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên,sông núi cùng các lạc tướng, lạc hầu. Khung cảnh hoang sơ, cổ kính. Trước khi đếnlư hương cần bước qua bậc tam cấp. Sau khi thăm đền Trung, đi tiếp lên cao, giađình em đến Đền Thượng nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Theo em đượcbiết, thì Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” còn có tên là “Cửu trùngtiên điện”. Tương truyền thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiệnnghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh,vì thế đền được dựng ở đây. Tương truyền, đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 tiến hànhlập đàn cầu trời ban cho người tài giỏi đánh giặc Ân giúp nước, cứu dân. Dâng nénhương thành kính mà lòng em trào dâng niềm xúc động, em thấy mình đứng giữaranh giới, gạch nối giữa quá khứ hào hùng của lịch sử cha ông và hiện tại.Tiếp theo, cô HDV dẫn đoàn gia đình em đến thăm quan bảo tàng Hùng Vương, nơilưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý. Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câuchuyện, một bài học riêng. Đó là các chiến tích hào hùng của vua Hùng đánh đuổiquân xâm lược. Đó là tấm gương sáng của người chiến sĩ hy sinh quên mình đểbảo vệ vua chúa. Một thời khói lửa có nhiều mất mát, đơn đau nhưng cũng để lại bàihọc quý giá. Đó là người con gái Mị Châu vì trao nhầm tin yêu cho Trọng Thủy để rồimất nước và tay giặc ngoại xâm. Còn nhiều lắm những câu chuyện gia đình emđược nghe kể về các vua Hùng. Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại củadân tộc đang trò chuyện với chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong. Câu nói củaBác vẫn mãi vang vọng bên tai: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu taphải cùng nhau giữ lấy nước”.Đến thăm đền Hùng, không thể bỏ qua được những món ăn đặc sắc. Gia đình emđược giới thiệu và thưởng thức bánh tẻ, bánh tai, bánh sắn. Các loại bánh này tuydân dã nhưng dưới bàn tay tài tình của người dân địa phương đã trở nên thơmngon, dẻo bùi ngon miệng. Không chỉ thế, rong chuyến tham quan này, em đượckhám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng như lễ rước kiệu vua vớinhững lá cờ nhiều màu, hoa và được khoác lên mình những bộ trang phục truyềnthống cực đẹp. Lễ dâng hương, em và mọi người trong gia đình thành kính kính cẩnnghiêng mình, thắp nén nhang thơm lên bàn thờ để thành kính cảm ơn sự hi sinh,vất vả của vua Hùng để giờ đây người con đất Việt có cuộc sống ấm no, hạnhphúc.Ngoài ra, em cũng được trải nghiệm cảm xúc khi xem các trò chơi như thi đấuvật, thi kéo co, thi bơi….Thời gian thăm quan trôi qua rất nhanh, cũng đến lúc gia đình em phải quay trở vềdù rất nuối tiếc. Trên đường về, em nhớ mãi về những địa danh tại đền Hùng giađình em được đi thăm. Có lẽ đây là chuyến đi em không bao giờ quên. Những trảinghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc đượclưu giữ suốt bao đời nay. Bởi vậy mà nó làm cho em thêm tự hào về dân tộc mình hơn...Chuyến đi kết thúc đã để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bảnthân em những bài học đáng quý. Em hiểu mình cần phải biết tự hào, hãnh diện khiđược làm con cháu vua Hùng, biết trân trọng những nét đẹp của văn hóa dân tộc,giữ gìn và bảo vệ những bản sắc tươi đẹp ấy,... Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập,cố gắng rèn luyện, nối tiếp đường cha ông, bảo vệ đất nước, góp phần quảng bá đấtnước với các cường quốc năm châu,...6. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan Hồ GươmĐể có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhàtrường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan. Ngày chủnhật mong chờ đã đến, địa điểm nơi lớp em đến là khu di tích lịch sử tại Hà Nội, nơicó Hồ Gươm nổi tiếng với nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. Từ lâu em đãmong được đi thăm Hồ Gươm, vì vậy, em rất háo hức khi được tham gia chuyến đi.Ngay từ tờ mờ sáng, em đã thức dậy chuẩn bị, những chú chim đang hót líu lo đónchào tia nắng đầu tiên của ngày mới. Hôm nay, thời tiết hứa hẹn sẽ là một ngàynắng đẹp. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúngem. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịpchuẩn bị mở cửa. Chúng em xuất phát trên một xe ô tô rộng 45 chỗ. Từ chỗ chúngem đến Hồ Gươm khoảng 60 kilomet, nên chúng em mất khoảng chừng hơn mộtgiờ đồng hồ đi trên đường. Trên ô tô, chúng em hát hò vui vẻ và rủ nhau chơi tròchơi, nên chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.Em và các bạn đều rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường nhưtan biến hết. Ấn tượng đầu tiên của em là Hồ Gươm trông rất rộng, em cảm giácnhư một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi cáchàng cây to, xanh mát. Lúc này vẫn là buổi sáng sớm và quanh hồ Gươm là rấtđông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em nhìn thấy khá nhiều du khách nướcngoài trong dòng người đông đúc quanh hồ.Địa điểm đầu tiên mà chúng em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính,uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng em cảmgiác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử. Chúng em được nghe cô kểrằng, Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiếnnước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đàphát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơnlà chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơnmàu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt. Em chưa từng thấy một cây cầu nàotrông đặc biệt như thế này, thật là thú vị! Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn, chúng emthấy hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên tráicửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người là hàng ngày vẫnbáo những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền chúng em cònchiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. Em thấy không khí trongđền vừa trang nghiêm thành kính, vừa an tĩnh tự tại.Chúng em tiếp tục hành trình tham qua với việc khám phá tháp Hòa Phong, đây làngọn tháp nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. Chúng em tìm hiểu được rằngtháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dânPháp phá dỡ năm 1898. Cảm nhận đầu tiên của em là tháp nhìn khá kiên cố với 3tầng, đặc biệt em thấy tầng 1 được mở cửa theo bốn hướng khác nhau. Ở đây,chúng em thấy rất nhiều du khách đang chụp ảnh với tháp Hòa Phong, và chúng emcũng rất vui vẻ lưu giữ những kỉ niệm đẹp nơi đây bằng các bức ảnh vui vẻ.Sau một thời gian đi bộ quanh Hồ Gươm và thăm thú, chúng em đã được tận hưởngkhông khí nhộn nhịp ở thủ đô. Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức mónbún chả nổi tiếng của Hà Nội gần đó; thật ngon! Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ởphố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè. Quán kemthật đông, có nhiều người vừa đứng vừa ăn, thật là một trải nghiệm thú vị. Chúngem đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bánsách, chúng em đã tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.Chẳng mấy chốc đã đến thời gian phải về, chúng em còn nuối tiếc chưa muốn xa hồGươm. Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua;đặc biệt khi được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm địa danh nơi có truyền thuyết LêLợi trả gươm cho thần Kim Quy sau khi thành công đánh đuổi giặc; em càng thêmhiểu về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước.Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bảnthân em những bài học đáng quý. Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rènluyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.7. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóaĐi thăm quan các khu di tích lịch sử là một trong những hoạt động thường niên củanhà trường. Mỗi chuyến đi sẽ mang lại cho chúng em những bài học bổ ích vềnhững hiểu biết lịch sử cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quê hương đất nước.Và chuyến thăm quan khu di tích lịch sử đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tạiHuyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng cùng nhà trường vừa qua đã để lại cho emnhiều ấn tượng sâu sắc về một quần thể công trình kiến trúc cổ được xây dựng vàgìn giữ qua biết bao thăng trầm cũng như cơ hội học hỏi, tìm hiểu về cuộc đời củaTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.Bảy giờ sáng, xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Từ trungtâm thành phố Hải Phòng, xe chúng em đi qua những ruộng thuốc lá xanh rờn xenlẫn cánh đồng lúa chín vàng, chúng em đến thăm Khu di tích Trạng Trình NguyễnBỉnh Khiêm trên quê hương ông ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Trêncon đường trải đầy rơm rạ sau vụ gặt và nồng đượm mùi thuốc lào Tiên Lãng, VĩnhBảo nổi tiếng khắp nước, cũng có rất nhiều người như chúng em tìm về Khu di tích,thắp nén hương thơm, tưởng nhớ tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hoá,một nhà hiền triết mà sự nghiệp và tên tuổi của ông đã lưu danh mãi cùng đất nước.Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh năm1491 tại thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là huyện Vĩnh Bảo, HảiPhòng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, thân phụ ông là Thái Bảo Nghiêmquận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan thượngthư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từsớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo. Tuy nhiên, lớn lên trong giai đoạn lịch sử nhàLê suy thoái, nhiễu loạn nên suốt thời trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trongẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, khi đã 45 tuổi, ông mới đi thivà đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thịlang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộngquyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảmsớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, song không được nhà vuachấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trườngdạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo phápngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo hóangười đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài, hữu ích cho đất nước. Họctrò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng KhắcKhoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời năm1585, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như Tập thơBạch Vân gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán và hai tập Trình quốc công Bạch vân thitập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi với hàng trăm bài thơ chữ Nôm. ThơNguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Thơ của ông là cả mộttấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết vớiđạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo củathiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơNguyễn Bỉnh Khiêm hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biểnxanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân".Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dânđen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tươngtruyền, để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìnthấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể cónhững lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phongkiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế"chân vạc". Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinhthông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một củaViệt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đờigọi là "Sấm Trạng Trình".Để tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở làng TrungAm, quê hương của ông, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồmnhiều hạng mục công trình, là nơi thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế và sựnghiệp của ông. Năm 1991, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đượcNhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành một địa điểm du lịch vănhóa tâm linh nổi tiếng của Hải Phòng.Đến với Khu di tích Trạng Trình, từ lúc đặt chân bước qua được cổng tam quan,chúng em đã được nhìn thấy ngay khu đền thờ cụ Trạng. Ngôi đền được thiết kếdựa trên nền nhà cũ của Trạng Trình và đặt ngay chính giữa là tượng và bài vị củaTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trong thế ngồi trênngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơlên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trênkhoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê(1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựngđền. Phía trước đền chính là hồ Thái Nhâm rộng lên đến 1.000m2. Phía sau đượcthiết kế mô phỏng Am Bạch Vân với ba gian nhà lớp mái ngói.Cách đó không xa chính là tượng Trạng Trình ngồi uy nghiêm, trang phục giản dị,nho nhã. Hay thú vị hơn chính là hai bức phù điêu cao hơn 5m, dài hơn 20m đượcthiết kế tỉ mỉ, công phu nhằm thể hiện rõ nét về cuộc đời bao thăng trầm, sự nghiệptrồng người vẻ vang của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như tái hiện chân thực từng giaiđoạn lịch sử của nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến tận ngày nay.Dạo quanh các khu vườn tại Khu di tích Trạng Trình, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp đượcnhững bức tượng được tạc bằng đá với kích cỡ hệt như người thật. Các bức tượngnày được sắp xếp một cách có chủ ý nhằm mô tả lại các khung cảnh đời thườngtrong cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như cảnh dân làng mừng rỡ chào đónTrạng Trình từ quan trở về làng hay khi cụ ngồi giảng văn thơ cho các học trò.Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờtế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bêncạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờngười… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượngtốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.Sau khi chúng em được cô giáo chủ nhiệm và bác hướng dẫn viên dẫn đi thamquan, tìm hiểu xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng mộttiếng rưỡi để ăn uống và nghỉ ngơi. Chúng em tranh thủ ăn thật nhanh, rồi cùngnhau đi dạo quanh làng, ghé vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổichiều, học sinh cả lớp sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể vô cùnghấp dẫn. Cuộc chơi kết thúc cũng là lúc chúng em phải trở về thành phố trong sự tiếc nuối.Có thể nói, chuyến tham quan đến khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêmthật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng mình sẽ có một bài báo cáo thật hấpdẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.8. Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử lớp 8Mỗi chuyến tham quan luôn để lại trong ta những kỉ niệm đẹp đẽ và những kiến thứcvô cùng bổ ích mà ta được tìm hiểu khi đến với những di tích lịch sử nổi tiếng củađất nước. Cuối năm học vừa rồi, em đã được đến thăm cố đô Hoa Lư thuộc tỉnhNinh Bình trong chuyến đi thăm quan cuối năm cùng với nhà trường.Đúng sáu giờ sáng, toàn trường có mặt để tập trung lên xe. Đến 6h30, các thầy côgiáo và các bác phụ huynh kiểm tra lại quân số sau đó chúng em lần lượt di chuyểnlên các ô tô có ghi tên lớp. Trên suốt dọc đường di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bìnhai ai cũng háo hức khi được đặt chân đến vùng đất cố đô cổ kính đã lưu giữ hàngnghìn năm những giá trị lịch sử của dân tộc.Ấn tượng đầu tiên khi đến với khu di tích cố đô Hoa Lư là cảm giác choáng ngợp vàhùng vĩ. Những công trình kiến xưa kia vẫn giữ vẹn nguyên nét cổ kính tựa lưng trênđịa hình núi non khiến cho khung cảnh nơi đây càng thêm uy nghi.Với diện tích rộng rãi ấn tượng lên đến hơn 300ha, Cố đô Hoa Lư là quần thể di tíchvới các công trình kiến trúc tường thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhữngcông trình khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Bên trong khu di tích ngày nay vẫncòn tồn tại đền vua Lê Đại Hành, đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Công chúa PhấtKim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùa Kim Ngân, bia Câu Dền, chùa Cổ Am,phủ Chợ, hang Bim, chùa Duyên Ninh, sông Sào Khê và tường thành, nền điệndưới lòng đất. Một số danh làm thắng cảnh đẹp gần với khu di tích cố đô Hoa Lưnhư quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống chùa và Động Am Tiên, đình YênTrạch, hang Muối, hang Quàn, hang Sinh Dược, hang Luồn, hang Địa linh, hang BaGiọt, hang Nấu Rượu, chùa Bà Ngô, đền Trần, phủ Khống, phủ Động, động LiênHoa, hang Bói, v.v. cũng là những điểm đến vô cùng yêu thích của khác du lịch.Trải dài khắp hơn 1.000 năm lịch sử, những công trình di tích có ý nghĩa quan trọngnơi Cố đô Hoa Lư vẫn được bảo tồn và giữ gìn cho đến tận ngày nay.Sau cả một ngày dài được thăm quan và khám phá khu di tích Cố đô Hoa Lư emcảm thấy đây là một địa danh lưu giữ những giá trị lịch sử có ý nghĩa to lớn về vănhóa, thể hiện được một thời dân tộc oai hùng. Nếu có dịp về với vùng đất Ninh Bình,các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để ghé thăm nơi đây nhé.9. Kể lại một chuyến tham quan mà em nhớ nhất lớp 8 - mẫu 1Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến điấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được thamgia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất làchuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái.Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm học lớp 7, lớp chúng tôi tổ chức mộtchuyến đi tham quan xa 2 ngày 1 đêm. Thông báo đột ngột đến khiến cả lớp bất ngờvà vô cùng vui sướng. Đứa nào đứa ấy đều nôn nóng, rối rít chuẩn bị đồ đạc. Haingày sau đó, chúng tôi xuất phát. Xe du lịch chầm chậm rời khỏi nội thành thủ đô,ánh nắng khuất dần sau những tòa nhà cao chót vót. Khói bụi và tiếng còi xe ồn àocũng biến mất dần ở phía sau, xe đưa chúng tôi băng qua những con đường bóng cây xanh rợp mắt.Đến gần trưa, núi đồi và những rừng cây xanh mát nhanh chóng choáng ngợp trướctầm mắt háo hức của chúng tôi. Hòa Bình đã chập chững bước chân sang mùađông nên càng lên cao, những hạt mưa li ti càng lất phất. Chúng tôi nghỉ chân tạiĐào Thung Khe (Đèo đá trắng). Đứng trên đèo nhìn xuống, tôi nhìn thấy toàn cảnhthung lũng Mai Châu từ trên cao. Bác tài còn nói, một ngày ở Thung Khe cũng nhưtrải qua 4 mùa trong năm vậy. Xe lại lăn bánh, bác tài xế vừa cẩn thận cầm lái vừagiải thích một chút địa hình nơi này, những dãy núi đá đỏ gạch kia, mỗi lần mưa bãolại sụp xuống, gây bao nguy hiểm cho người đi đường và người dân nơi đây.Xe đi qua những dãy đồi trồng mía, trồng cam – giống cam Cao Phong nổi tiếng,những ngôi nhà sàn rồi dừng lại ở một dãy nhà sàn được dùng cho du khách đếntham quan. Dưới sư hướng dẫn của cô chủ nhiệm, thầy phụ trách và các bác phụhuynh, chúng tôi thu dọn đồ đạc và nghỉ ngơi một chút.Chiều đến, một thiếu nữ xinh xắn mặc trang phục người Mèo đến hướng dẫn đoàntham quan chúng tôi. Chị ấy mặc váy xòe rực rỡ, nói giọng miền Bắc lại vô cùng tốt.Lần lượt dẫn chúng tôi đến các điểm tham quan. Mai Châu vào tháng 10, 11, 12ngập tràn những cánh rừng hoa đào, hoa mận trắng xóa. Địa điểm đầu tiên là BảnLác và bản Poom Coọng - 2 làng du lịch lớn nhất và đông đúc nhất ở Mai Châu. Đếnđây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản Mai Châu, mua quà lưu niệm và khám phánhững nét văn hóa, đời sống, lễ hội của người dân Mai Châu. Đi hết hai bản này trờicũng sập tối, đoàn trở về nhà sàn, ăn uống, vui chơi. Trong đêm hôm ấy, lũ chúngtôi lần đầu tiên nằm cạnh bên nhau, thì thầm nhỏ to những câu chuyện bí mật.Sáng sớm hôm sau, tôi giật mình nghe tiếng gà như tiếng gà ở những miền quê,không khí Mai Châu yên bình và trong lành vô cùng. Chúng tôi đánh răng, rửa mặt,ăn sáng rồi lại lên những chiếc xe điện, tiếp tục tham quan. Nơi chúng tôi đến làHang Mỏ Luông và Hang Chiều - 2 quần thể hang động lớn và đặc sắc ở Mai Châu.Bước vào hang động, tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi,nhiều hình thù và màu sắc cực đẹp, không thua gì nhũ đá ở Phong Nha Kẻ Bàng.Xe điện chầm chậm chạy qua những bản làng của người dân tộc, những cánh đồnglúa bao la dần ngả vàng, người dân nơi đây dõi mắt theo xe. Cuộc sống của họ cònrất nhiều khó khăn. Nhìn những thiếu nữ còn ít tuổi đã hai tay ôm hai đứa trẻ, lòngtôi trào dâng niềm thương cảm. Trên con đường về nhà sàn, chúng tôi gặp cảnhững gia đình người nước ngoài, họ vui vẻ đạp xe, thân thiện vẫy tay chào chúng tôi.Cuộc vui nào cũng đến hồi kết, chúng tôi dạo quanh những khu bán đồ của ngườidân địa phương, mua quà lưu niệm. Những ống cơm lam thơm ngọt ngào, nhữngvật dụng, trang phục thổ cẩm xinh đẹp khiến mọi người nhìn không chớp mắt. Tạmbiệt Mai Châu, xe ngược đường quay lại thủ đô. Điều đặc biệt trong chuyến đi ấy làtrên đường về, chúng tôi còn được tự tay vào những vườn cam Cao Phong, háinhững quả cam tươi để mang về.Hà Nội náo nhiệt lại gần ngay trước mắt. Chúng tôi mỗi người ôm một món quà củaMai Châu, mang theo một ấn tượng riêng về thiên nhiên và con người Mai Châu,lòng tự nhủ sẽ lần nữa về tham quan nơi bản làng xinh đẹp ấy.10. Kể lại chuyến tham quan của em cùng các bạn trong lớp - mẫu 2Cuối tuần trước, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan.Chúng em đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích ở khu di tích Cổ Loa. Em đã có nhiềutrải nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích.Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh,thành phố Hà Nội. Nhà trường yêu cầu tất cả học sinh tham gia có mặt vào lúc sáugiờ ba mươi phút sáng. Hôm đó, em thức dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bốđưa em đến trường. Trước cổng trường, rất nhiều chiếc xe ô tô khách đang đỗthành từng hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bốcòn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.Em bước vào trường mà vô cùng hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh.Em đã tìm thấy các bạn của lớp mình. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểmdanh lại các bạn học sinh tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúngbảy giờ là xe xuất phát. Trên xe, chúng em được nghe chị hướng viên trò chuyện.Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ mộtlúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An DươngVương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghéthăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am BàChúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuốicùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫnviên giới thiệu nhiều điều thú vị, bổ ích.Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảngmột tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùngcác bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàntrường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu,nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nướcvô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.Chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, emtin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.11. Kể lại chuyến tham quan em nhớ nhất - mẫu 3Cuộc đời mỗi người là sự nối tiếp của những chuyến đi. Mỗi chuyến đi đều mang lạinhững ý nghĩa, để lại ấn tượng khác nhau. Trong số những chuyến đi ấy, có mộtchuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan khu vực Lăng Bác và khu di tích Phủ Chủ tịch.Cuối năm học lớp 5, nhà trường bất ngờ tổ chức cho lớp tôi chuyến tham quan PhủChủ tịch tại thủ đô Hà Nội vào hai ngày cuổi tuần. Đây là chuyến đi xa đầu tiên củacả lớp trong suốt năm năm học nên ai cũng háo hức, giờ ra chơi nào cũng tụm đầulại với nhau, bàn tán sôi nổi về chuyến đi này.Ngày xuất phát, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi. Các thầy cô quyết định sắp xếpdi chuyển từ trường vào buổi chiều thứ 7 để được viếng Lăng Bác vào sáng chủnhật hôm sau. Xe lăn bánh, mỗi đứa một ba lô, tạm biệt miền quê giản dị thanh bìnhđể hướng về thủ đô. Xe chạy bon bon suốt 3 tiếng đồng hồ mà cả lũ cứ mở trònmắt, chỉ chỉ cảnh vật bên đường đầy thích thú. Tới thủ đô thì đã chiều muộn, cảđoàn dừng chân tại khách sạn, ăn cơm rồi tắm rửa và về phòng, nghỉ ngơi để buổi sáng dậy sớm.Một đêm nhanh chóng qua đi, đúng 6 giờ chúng tôi đã có mặt tại sảnh lớn củakhách sạn, ăn mặc quần áo học sinh nghiêm trang, lịch sự. Theo sự hướng dẫn củacác thầy cô rồi đi đến lăng Bác. Dù đã liên lạc với người quản lý viếng lăng từ trướcnhưng chủ nhật, khách tham quan đến viếng quá đông, chúng tôi phải chờ gần mộttiếng đồng hồ mới được vào lăng viếng Bác. Người trưởng đoàn đọc bài viếng, giớithiệu tên đoàn xong thì cả đoàn cùng đứng ngay ngắn, chầm chậm bước theo haingười lính gác lăng dâng hoa phía trước tiến vào lăng Bác. Khác hẳn với nhiệt độbên ngoài nắng chói chang, trong lăng mát lạnh và yên tĩnh, ai cũng tỏ lòng thànhkính với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, bước đi nhẹ nhàng không một tiếng động.Người nằm trên giường ở giữa lăng, ánh sáng nhu hòa màu vàng chiếu lên khuônmặt hiền từ của Người, yên bình vô cùng...Mặt trời lên cao thì chúng tôi cũng rời khỏi lăng, theo dòng người đông đúc hướngvề khu di tích phủ Chủ tích. Địa điểm đầu tiên là nhà sàn Bác Hồ, căn nhà đượcphục chế theo nhà sàn mà Bác ở những ngày cuối cuộc đời vĩ đại của mình. Ngôinhà nhỏ đơn sơ nằm khiêm tốn tại một góc, hòa vào thiên nhiên bình dị, xinh đẹp.Cô hướng dẫn viên nói, trong nhà những kỉ vật của Bác vẫn còn lưu giữ lại, nơi nàynơi kia là nơi Bác ngồi đọc công văn, viết và sửa di chúc, gửi thư cho đồng bào, chothiếu nhi. Chúng tôi dường như tưởng tưởng ra được hình ảnh Bác trầm ngâm bênkhung cửa sổ, nắn nót viết từng dòng chữ chứa đựng tình yêu thương bao la rộng lớn.Con đường dẫn vào nhà sàn ôm ấp lấy ao cá Bác Hồ với diện tích khá lớn,nước hồtrong veo, cá chép đủ màu sắc thi nhau bơi lội tung tăng trong nước mát. Có nhữngcon cá rất to, hai bên miệng còn có râu, cô giáo tôi bảo nó chắc hẳn đã già lắm rồi.Vừa đi, cô hướng dẫn viên vừa giới thiệu về lịch sử của ao cá, kể những câuchuyện của Bác với ao cá ấy. Du khách trong nước và quốc tế xen lẫn với nhau, aicũng trầm trồ về vẻ đẹp của ao cá.Vì phải trở về vào buổi chiều nên chúng tôi không được tham quan toàn bộ khu ditích, sau khi tham quan ao cá, địa điểm cuối cùng là Khu Viện Bảo tàng Hồ ChíMinh. Viện Bảo tàng trang nghiêm, trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu về cuộc đờivà con người của Bác. Bên cạnh mỗi hiện vật đều chú thích tên, thời gian mà Bácsử dụng và những câu chuyện xung quanh. Có rất nhiều câu chuyện mà chúng tôichưa bao giờ nghe đến. Vừa tham quan, chúng tôi vừa cảm thán về cuộc đời vànhững năm tháng kháng chiến của Người, tiếp thu được bao điều ý nghĩa và thú vị.Thời gian trôi qua nhanh, chiều đến, chuyến tham quan của chúng tôi cũng phải kếtthúc. Cả đoàn cùng chụp một bức ảnh lưu niệm rồi lên xe ra về. Dù chuyến đi ngắnngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy mộtphần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc độngkhi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tôi.12. Kể lại chuyến tham quan em nhớ nhất - mẫu 4Nhân ngày nghỉ lễ Quốc Khánh, cơ quan của mẹ tổ chức đi du lịch, em cũng đượcmẹ cho đi theo để tham quan cảnh đẹp. Được mẹ dẫn đi em rất vui và hạnh phúc,mọi người trong cơ quan của mẹ đều rất hòa đồng và yêu thương em.Chuyến du lịch đó mọi người tới Huế, thành phố Huế vốn nổi tiếng là một nơi xinhđẹp, cổ kính, trầm mặc nên ai cũng muốn được một lần đặt chân đến. Vừa tới Huế,mọi người về khách sạn, khách sạn được đặt sẵn trước chuyến đi, nó nằm đối diệnvới bờ sông Hương thơ mộng. Từ trong phòng nghỉ, em có thể nhìn ra và ngắm nhìncầu Tràng Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, nhìn ngắm dòng ngườiqua lại trong sự thảnh thơi vô ngần.Xuống khách sạn, mọi người xúng xính váy áo ra bờ sông thưởng thức phong cảnh.Ai cũng chuẩn bị để chụp hình, lưu giữ những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp. SôngHương nước chảy lững lờ, những con thuyền đậu nơi bến sông nằm êm đềm tronglàn gió nhẹ lướt qua. Một vài bông hoa lục bình tím trôi lênh đênh trên sông, nhẹnhàng, lơ đễnh đầy tình tứ. Bên phố đi bộ, những vị khách du lịch đứng ngắm nhìndòng sông. Trên chiếc cầu lim gỗ, có những đôi tình nhân đang chụp hình cưới trongniềm hạnh phúc khôn tả. Cầu Tràng Tiền vững chãi, cổ kính, tư lự, là cầu nối chởnhững dòng người đi, đến qua sông.Đến với Huế, em không thấy cái vội vã, tấp nập của phố thị mà thấy thật thư thái,bình yên. Quanh phố xá Huế là những hàng cây rợp bóng mát, những con đườngsạch sẽ tinh tươm và những con người đầy thân thiện.Đặc biệt, em rất ấn tượng với giọng nói của người Huế, trong cách nói của họ nghethật dịu dàng và dễ chịu, mang nét rất Huế mà không phải người vùng miền nào cũng có thể nói được.Hôm sau, mọi người cùng tới tham quan Đại nội Huế, chùa Thiên Mụ, lăng KhảiĐịnh, điện Hòn Chén. Tới đâu cũng được mọi người chào đón và hướng dẫn rấtnhiệt tình. Đặc biệt qua từng địa điểm, em được hiểu thêm rất nhiều về lịch sử nướcnhà, về quá trình cống hiến của các vị vua dân tộc. Chuyến đi này đã mang lại choem nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá.Đến Huế, em còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản nơi đây. Đó là vị béongậy của bún hến, cơm hến. Nước mắm vị đậm đà của bánh bèo, bánh lọc, vị thơmngon của bún bò Huế,...và món chè bưởi ngọt ngào như chất giọng của con người Huế vậy.Chuyến du lịch chỉ kéo dài hai ngày thôi mà để lại trong em nhiều kỉ niệm. Xa Huếmà lòng vẫn còn vương, sau này, khi có dịp, em sẽ trở lại Huế để xem những đổithay của miền đất kinh kỳ nơi đây.13. Kể lại chuyến tham quan cùng các bạn trong lớpLà một người học sinh chắc hẳn ai trong chúng ta cũng vô cùng hóa hức khi được đitham quan cùng với bạn bè và thầy cô. Và em cũng vậy, chuyến đi tham quan dulịch biển Sầm sơn cùng với cả lớp và các thầy cô giáo trong trường đã để lại trongem những kỉ niệm đpẹ khó phai.Chuyến tham quan đến biển Sầm Sơn – một điểm du lịch nổi tiếng của quê hươngchúng em sẽ diễn ra trong hai ngày một đêm. Xe xuất phát từ lúc năm giờ sáng.Khoảng một tiếng là xe đã đến nơi. Trong suốt khoảng thời gian ở trên xe, lớp

Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 81. Những yêu cầu với đối bài văn kể lại một chuyến đi- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đếnthăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, conngười, công trình kiến trúc…).- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.- Sử dụng được yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài viết.2. Dàn ý kể về một chuyến tham quan của em lớp 8 ngắn gọn3. Dàn ý kể về một chuyến tham quan của em lớp 8 chi tiết 1. Mở bàiGiới thiệu khái quát về chuyến tham quan mà em nhớ nhất (đi vào khi nào? Đi đến đâu?) 2. Thân bàiKể lại những sự việc trước khi đi tham quanEm chuẩn bị những gì cho chuyến đi ấy? Tâm trạng trước chuyến đi. Những người đi cùng em? Thời điểm xuất phátKể lại chặng đường khi bắt đầu chuyến tham quanKhung cảnh thiên nhiên trên đường đi như thế nào?Cảnh vật, địa điểm thú vị em gặp trên đường điKể chi tiết chuyến tham quan chínhEm dừng chân ở đâu? Nhà nghỉ, khu nghỉ mát...Kể lần lượt các địa điểm tham quan: miêu tả địa điểm, những nét đặc trưng của điểm tham quan ấyCon người nơi em đến tham quan như thế nào? Để lại ấn tượng gì?Kể lại kỉ niệm, trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến tham quan mà em nhớ nhấtKể lại việc em mua quà lưu niệm trước khi trở về. Những món quà ấy là đặc sản nơi em đến tham quan.Con đường trở về nhà như thế nào, tâm trạng em có gì thay đổi? 3. Kết bài4. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi lớp 8 Mở bài:- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:+ Đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, để lại những dấuấn sâu sắc trong lòng người yêu thích khám phá, trải nghiệm.+ Thủ đô Hà Nội có Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm) với cả nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử.- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Em rất háo hức và mong chờ chuyến đi. Thân bài:1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan- Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhàtrường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan Hồ Gươm.- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích trải nghiệm, du lịch, khám phá những nét đẹp vềphong cảnh thiên nhiên cũng như nét đẹp lịch sử, văn hóa của Hồ Gươm.2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng.- Sáng sớm chúng em đã thức dậy chuẩn bị, thời tiết thật đẹp, những chú chim đanghót líu lo đón chào tia nắng đầu tiên của ngày mới.- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúng em.Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa.- Chúng em xuất phát trên một xe ô tô 45 chỗ. Trên đường, chúng em hát hò vui vẻ, chơi trò chơi…- Chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.3. Diễn biến chuyến tham quana. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến Hồ Gươm- Em rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường như tan biến hết.- Hồ Gươm rất rộng, em cảm giác như một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh HồGươm được soi bóng bởi các hàng cây to, xanh mát.- Quanh Hồ Gươm là rất đông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em được gặp khánhiều du khách nước ngoài. b. Đi thăm Tháp Rùa- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa.- Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùacho chúng em cảm giác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử.- Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiến nướcta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đà phát triển.Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.c. Đi thăm đền Ngọc Sơn- Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn.- Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm vàcũng là chiếc cầu duy nhất sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt.- Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổitiếng Việt Nam. Sát bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiềungười quan niệm là hàng ngày vẫn đưa những việc làm tốt của mọi người báo lên trời cao.- Đi sát vào đền ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. d. Đi thăm tháp Hòa Phong- Tháp Hòa Phong nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm.- Tháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thựcdân Pháp phá dỡ năm 1898.- Tháp được xây dựng kiên cố gồm 3 tầng với tầng 1 được mở cửa theo 4 hướng.- Chúng em vui vẻ chụp ảnh ở tháp Hòa Phong cùng các du khách khác.4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa- Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức món bún chả nổi tiếng của Hà Nội.- Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ở phố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng đểxua đi cái nóng nực mùa hè.- Chúng em đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bán sách.- Chúng em tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em- Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua.- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử; thêm cảmphục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước. Kết bài:- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lạitrong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý.- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắngrèn luyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.5. Dàn ý viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan đền Hùng (chi tiết) Mở bài- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa:+ Việt Nam được biết đến là một quốc gia với nét đặc trưng về văn hóa, phong tụctập quán độc đáo, lâu đời.+ Trải nghiệm về văn hóa luôn được coi là những trải nghiệm thú vị. Em cũng đã cólần được tìm hiểu thêm về văn hóa của Việt Nam thông qua chuyến đi đến đền Hùng- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi: Chuyến đi ấy đã đểlại trong em cảm xúc tự hào cùng những ấn tượng khó phai. Thân bài1. Chuyến đi thăm quan do ai tổ chức - Mục đích của chuyến tham quan- Mỗi dịp đâu xuân, nhà em lại cùng nhau đi du xuân. Năm nay, địa điểm được giađình em chọn đó là đền Hùng- Chuyến đi diễn ra nhằm mục đích để cầu may cho gia đình, hiểu biết thêm về cácvăn hóa dân tộc, tham quan các di tích lịch sử và cũng như để học thêm và các phong tục tập quán.2. Chuyến đi bắt đầu như thế nào - Trên đường đi- Chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng, khi những giọt sương sớm vẫn còn định trên lá cành.- Tiết trời se lạnh của mùa xuân đã tạo cho em cảm giác thích thú.- Hai bên đường, những hàng cây cao vút đứng yên, dang cánh tay ra nắng nhữnghạt sương rơi, những cây hoa đào đua nhau nở rộ.- Dưới ánh đèn phố lung linh đặc trưng của ngày xuân, những làn xe cộ tấp nậpchạy qua. Trên đường, không khí nhộn nhịp biết được nào.- Một lúc sau, mặt trời đã ló rạng. Qua khung cửa sổ, từng tia nắng chiếu vào nhưnhững tia hi vọng của một năm mới tốt lành- Lúc này em vô cùng háo hức được đến Đền Hùng.3. Diễn biến chuyến tham quana. Quang cảnh chung và cảm xúc khi mới đặt chân đến đền Hùng- Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,đây là nơi các vua Hùng xưa đã chọn làm kinh đô của nước Văn Lang.- Ấn tượng đầu tiên của em là nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ, cổkính với nhiều đền thờ- Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây để thăm thú, tưởng nhớđến công lao dựng nước của các vị vua Hùng.- Dưới sự hướng dẫn của cô HDV, gia đình em được lần lượt đi thăm những địađiểm thăm quan nổi tiếng ở đền Hùng. b. Đi thăm đền Hạ- Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là đền Hạ.- Tương truyền đây là nơi xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng, ý nghĩa “đồngbào” cũng bắt đầu từ đó, em được biết ngôi đề được xây dựng vào khoảng thế kỉ17-18 với kiến trúc thuần Việt gồm hậu cung và tiền bái, trang trí bằng các bức phùđiêu, một bên ngựa, một bên voi.- Quang cảnh xung quanh đền yên tĩnh với nhiều loại cây cổ kính.- Thăm đền Hạ, lòng em tràn ngập cảm giác tự hào về nguồn gốc con người dân tộc mình.c. Đi thăm chùa Thiên Quang- Rời đền Hạ, gia đình em tiếp tục được đi thăm chùa Thiên Quang, đây là một ngôichùa có tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự.- Chùa được xây với nhiều gian, bên ngoài sơm màu đỏ, các tòa theo kiểu cột trị,mái con, bên trên có hai chú rồng chầu ngọc trắng, trước đền có lư hương, sânchùa rộng rãi phục vụ du khách đến dâng hương.- Thăm chùa, em thầm ngưỡng mộ về những nét kiến trúc độc đáo của dân tộc.d. Đi thăm đền Trung , đền Thượng- Gia đình em đến thăm quan đền Trung, tương truyền đây là nơi xưa kia Vua Hùngbàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên, sông núi cùng các lạc tướng, lạc hầu.Khung cảnh hoang sơ, cổ kính- Sau khi thăm đền Trung, gia đình em di chuyển đến đền Thượng- Đền Thượng nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền thời xưa, vuaHùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiện nghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phùhộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, vì thế đền được dựng ở đây.- Tương truyền, đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 tiến hành lập đàn cầu trời ban chongười tài giỏi đánh giặc Ân giúp nước, cứu dân.- Em thấy mình đứng giữa ranh giới quá khứ hào hùng của lịch sử cha ông và hiện tại.e. Đi thăm bảo tàng Hùng Vương- Tiếp theo, cô HDV dẫn đoàn gia đình em đến thăm quan bảo tàng Hùng Vương,nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý.- Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câu chuyện, một bài học riêng. Đó là các chiếntích hào hùng của vua Hùng đánh đuổi quân xâm lược.- Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đang trò chuyện vớichiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong.4. Trải nghiệm những hoạt động văn hóa tại địa điểm văn hóa- Gia đình em được giới thiệu và thưởng thức bánh tẻ, bánh tai, bánh sắn- Em được khám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng như lễ rước kiệuvua, lễ dâng hương, các trò chơi như thi đấu vật, thi kéo co, thi bơi….5. Kết thúc chuyến đi và suy nghĩ, tình cảm của em- Trên đường về, em nhớ mãi về những địa danh tại đền Hùng gia đình em được đithăm. Có lẽ đây là chuyến đi em không bao giờ quên.- Những trải nghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, truyền thốngdân tộc được lưu giữ suốt bao đời nay. Kết bài- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan: Chuyến đi kết thúc để lạitrong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bản thân em những bài học đáng quý- Liên hệ bản thân (Mong muốn, lời hứa): Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắngrèn luyện, nối tiếp đường cha ông, bảo vệ đất nước, … Bài mẫuMỗi chuyến đi đều mang lại cho ta những trải nghiệm vô giá. Là một đất nước có bềdày lịch sử với hàng ngàn năm dựng nước giữ nước, chính vì vậy các di tích lịch sửluôn là những điểm đến mang lại cho chúng em những trải nghiệm thú vị để tìmhiểu về lịch sử nước nhà. Và chuyến đi thăm đền Hùng vừa qua đã giúp em khámphá thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chuyến đi ấy đã để lại trong em cảm xúc tự hàocùng những ấn tượng khó phai.Như mọi gia đình, vào mỗi dịp đâu xuân, nhà em lại cùng nhau đi du xuân. Năm nay,địa điểm được gia đình em chọn đó là đền Hùng. Ngay sau khi biết tin, em cảm thấyrất vui và háo hức. Chuyến đi lần này được diễn ra nhằm mục đích để cầu may chogia đình, hiểu biết thêm về các văn hóa dân tộc, tham quan các di tích lịch sử vàcũng như để học thêm và các phong tục tập quán. Càng nghĩ về nó, em càng hứng khởi mong chờ.Như dự kiến, chuyến đi bắt đầu từ tờ mờ sáng. Lúc này, những giọt sương sớm vẫncòn định trên lá cành. Tiết trời se lạnh của mùa xuân đã tạo cho em cảm giác thíchthú. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đứng yên, dang cánh tay ra nắngnhững hạt sương rơi. Theo ánh đèn pha ô tô, những cây hoa đào đua nhau nở rộ.Chúng đưa những cành cây thanh mảnh lên rung rinh như những người thiếu nữđang đứng chào đón gia đình em. Dưới ánh đèn phố lung linh đặc trưng của ngàyxuân, những làn xe cộ tấp nập chạy qua. Trên đường, không khí nhộn nhịp biếtđược nào. Theo những ánh đèn lung linh đó, từng tòa nhà cao tầng đứng nghiêmtrang như những người lính gác trông thật oai vệ, có cảm giác như đang chào đóngia đình em. Một lúc sau, mặt trời đã ló rạng. Qua khung cửa sổ, từng tia nắng chiếuvào như những tia hi vọng của một năm mới tốt lành. Lúc này em vô cùng háo hức được đến Đền Hùng.Sau khoảng một tiếng đồng hồ ngồi trên xe, cuối cùng gia đình em cũng tới nơi.Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,đây là nơi các vua Hùng xưa đã chọn làm kinh đô của nước Văn Lang. Đặt chânđến, ấn tượng đầu tiên của em là nơi đây vẫn còn giữ được nhiều nét hoang sơ, cổkính với nhiều đền thờ. Có khá nhiều khách du lịch thập phương quy tụ về đây đểthăm thú, tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Gia đình emđược đi cùng một cô hướng dẫn viên du lịch để có thêm những hiểu biết khi đếnthăm đền. Dưới sự hướng dẫn của cô, gia đình em được lần lượt đi thăm những địađiểm thăm quan nổi tiếng ở đền Hùng.Địa điểm đầu tiên mà gia đình em ghé thăm đó chính là đền Hạ. Tương truyền đâylà nơi xưa kia mẹ Âu Cơ đã sinh ra trăm trứng, ý nghĩa “đồng bào” cũng bắt đầu từđó, em được biết ngôi đề được xây dựng vào khoảng thế kỉ 17-18 với kiến trúcthuần Việt gồm hậu cung và tiền bái, trang trí bằng các bức phù điêu, một bên ngựa,một bên voi. Sau đền vẫn còn dấu tích “Mắt Rồng” chính là khu vực mẹ Âu Cơ ấptrứng. Quang cảnh xung quanh đền yên tĩnh với nhiều loại cây cổ kính. Thăm đềnHạ, được nghe lời giới thiệu của cô hướng dẫn viên, lòng em tràn ngập cảm giác tựhào về nguồn gốc con người dân tộc mình.Rời đền Hạ, gia đình em tiếp tục được đi thăm chùa Thiên Quang, đây là một ngôichùa có tên cổ là Sơn cảnh thừa long tự. Chùa được xây với nhiều gian, bên ngoàisơm màu đỏ, các tòa theo kiểu cột trị, mái con, bên trên có hai chú rồng chầu ngọctrắng, trước đền có lư hương, sân chùa rộng rãi phục vụ du khách đến dâng hương.Thăm chùa, em thầm ngưỡng mộ về những nét kiến trúc độc đáo của dân tộc.Tiếp đến, theo chân cô hướng dẫn viên, gia đình em đến thăm quan đền Trung,tương truyền đây là nơi xưa kia Vua Hùng bàn việc nước và ngắm cảnh thiên nhiên,sông núi cùng các lạc tướng, lạc hầu. Khung cảnh hoang sơ, cổ kính. Trước khi đếnlư hương cần bước qua bậc tam cấp. Sau khi thăm đền Trung, đi tiếp lên cao, giađình em đến Đền Thượng nằm cao nhất trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Theo em đượcbiết, thì Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” còn có tên là “Cửu trùngtiên điện”. Tương truyền thời xưa, vua Hùng thường lên trên đỉnh núi để thực hiệnnghi lễ cầu mong trời đất, thần lúa phù hộ mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh,vì thế đền được dựng ở đây. Tương truyền, đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 tiến hànhlập đàn cầu trời ban cho người tài giỏi đánh giặc Ân giúp nước, cứu dân. Dâng nénhương thành kính mà lòng em trào dâng niềm xúc động, em thấy mình đứng giữaranh giới, gạch nối giữa quá khứ hào hùng của lịch sử cha ông và hiện tại.Tiếp theo, cô HDV dẫn đoàn gia đình em đến thăm quan bảo tàng Hùng Vương, nơilưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý. Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câuchuyện, một bài học riêng. Đó là các chiến tích hào hùng của vua Hùng đánh đuổiquân xâm lược. Đó là tấm gương sáng của người chiến sĩ hy sinh quên mình đểbảo vệ vua chúa. Một thời khói lửa có nhiều mất mát, đơn đau nhưng cũng để lại bàihọc quý giá. Đó là người con gái Mị Châu vì trao nhầm tin yêu cho Trọng Thủy để rồimất nước và tay giặc ngoại xâm. Còn nhiều lắm những câu chuyện gia đình emđược nghe kể về các vua Hùng. Xa xa kia là hình ảnh Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại củadân tộc đang trò chuyện với chiến sĩ thuộc Đại đoàn quân tiên phong. Câu nói củaBác vẫn mãi vang vọng bên tai: “Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu taphải cùng nhau giữ lấy nước”.Đến thăm đền Hùng, không thể bỏ qua được những món ăn đặc sắc. Gia đình emđược giới thiệu và thưởng thức bánh tẻ, bánh tai, bánh sắn. Các loại bánh này tuydân dã nhưng dưới bàn tay tài tình của người dân địa phương đã trở nên thơmngon, dẻo bùi ngon miệng. Không chỉ thế, rong chuyến tham quan này, em đượckhám phá và trải nghiệm nhiều lễ hội vui của đền Hùng như lễ rước kiệu vua vớinhững lá cờ nhiều màu, hoa và được khoác lên mình những bộ trang phục truyềnthống cực đẹp. Lễ dâng hương, em và mọi người trong gia đình thành kính kính cẩnnghiêng mình, thắp nén nhang thơm lên bàn thờ để thành kính cảm ơn sự hi sinh,vất vả của vua Hùng để giờ đây người con đất Việt có cuộc sống ấm no, hạnhphúc.Ngoài ra, em cũng được trải nghiệm cảm xúc khi xem các trò chơi như thi đấuvật, thi kéo co, thi bơi….Thời gian thăm quan trôi qua rất nhanh, cũng đến lúc gia đình em phải quay trở vềdù rất nuối tiếc. Trên đường về, em nhớ mãi về những địa danh tại đền Hùng giađình em được đi thăm. Có lẽ đây là chuyến đi em không bao giờ quên. Những trảinghiệm tại đây đã giúp em hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc đượclưu giữ suốt bao đời nay. Bởi vậy mà nó làm cho em thêm tự hào về dân tộc mình hơn...Chuyến đi kết thúc đã để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bảnthân em những bài học đáng quý. Em hiểu mình cần phải biết tự hào, hãnh diện khiđược làm con cháu vua Hùng, biết trân trọng những nét đẹp của văn hóa dân tộc,giữ gìn và bảo vệ những bản sắc tươi đẹp ấy,... Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập,cố gắng rèn luyện, nối tiếp đường cha ông, bảo vệ đất nước, góp phần quảng bá đấtnước với các cường quốc năm châu,...6. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan Hồ GươmĐể có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhàtrường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan. Ngày chủnhật mong chờ đã đến, địa điểm nơi lớp em đến là khu di tích lịch sử tại Hà Nội, nơicó Hồ Gươm nổi tiếng với nét đẹp về thiên nhiên và văn hóa, lịch sử. Từ lâu em đãmong được đi thăm Hồ Gươm, vì vậy, em rất háo hức khi được tham gia chuyến đi.Ngay từ tờ mờ sáng, em đã thức dậy chuẩn bị, những chú chim đang hót líu lo đónchào tia nắng đầu tiên của ngày mới. Hôm nay, thời tiết hứa hẹn sẽ là một ngàynắng đẹp. Hai bên đường, những hàng cây cao vút đang rì rào như đón chào chúngem. Nhiều người dân đang tập thể dục trên đường, những hàng quán đã nhộn nhịpchuẩn bị mở cửa. Chúng em xuất phát trên một xe ô tô rộng 45 chỗ. Từ chỗ chúngem đến Hồ Gươm khoảng 60 kilomet, nên chúng em mất khoảng chừng hơn mộtgiờ đồng hồ đi trên đường. Trên ô tô, chúng em hát hò vui vẻ và rủ nhau chơi tròchơi, nên chẳng mấy chốc, chúng em đã đặt chân đến Hồ Gươm.Em và các bạn đều rất háo hức khi đặt chân đến hồ Gươm, mọi mệt mỏi dường nhưtan biến hết. Ấn tượng đầu tiên của em là Hồ Gươm trông rất rộng, em cảm giácnhư một chiếc gương khổng lồ. Chung quanh Hồ Gươm được soi bóng bởi cáchàng cây to, xanh mát. Lúc này vẫn là buổi sáng sớm và quanh hồ Gươm là rấtđông người, hàng quán. Đặc biệt, chúng em nhìn thấy khá nhiều du khách nướcngoài trong dòng người đông đúc quanh hồ.Địa điểm đầu tiên mà chúng em ghé thăm đó chính là Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính,uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Tháp Rùa cho chúng em cảmgiác cổ kính, rêu phong, mang đậm dấu ấn lịch sử. Chúng em được nghe cô kểrằng, Tháp Rùa cũng chính là một nhân chứng lịch sử nước ta. Nó đã chứng kiếnnước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây giờ đang trên đàphát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Rời Tháp Rùa, chúng em đến thăm đền Ngọc Sơn. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơnlà chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất sơnmàu đỏ chon chót, bóng bẩy nhìn rất đặc biệt. Em chưa từng thấy một cây cầu nàotrông đặc biệt như thế này, thật là thú vị! Ngay trước cửa đền Ngọc Sơn, chúng emthấy hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu - thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát bên tráicửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người là hàng ngày vẫnbáo những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền chúng em cònchiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn của cô giáo ở lớp em. Em thấy không khí trongđền vừa trang nghiêm thành kính, vừa an tĩnh tự tại.Chúng em tiếp tục hành trình tham qua với việc khám phá tháp Hòa Phong, đây làngọn tháp nằm trên bờ hồ phía Đông của Hồ Gươm. Chúng em tìm hiểu được rằngtháp Hòa Phong là di tích còn sót lại duy nhất của chùa Báo Ân sau khi bị thực dânPháp phá dỡ năm 1898. Cảm nhận đầu tiên của em là tháp nhìn khá kiên cố với 3tầng, đặc biệt em thấy tầng 1 được mở cửa theo bốn hướng khác nhau. Ở đây,chúng em thấy rất nhiều du khách đang chụp ảnh với tháp Hòa Phong, và chúng emcũng rất vui vẻ lưu giữ những kỉ niệm đẹp nơi đây bằng các bức ảnh vui vẻ.Sau một thời gian đi bộ quanh Hồ Gươm và thăm thú, chúng em đã được tận hưởngkhông khí nhộn nhịp ở thủ đô. Nhóm chúng em được giới thiệu và thưởng thức mónbún chả nổi tiếng của Hà Nội gần đó; thật ngon! Chúng em tận hưởng sự mát mẻ ởphố Tràng Tiền, trong hàng kem nổi tiếng để xua đi cái nóng nực mùa hè. Quán kemthật đông, có nhiều người vừa đứng vừa ăn, thật là một trải nghiệm thú vị. Chúngem đi bộ ngang qua phố Đinh Lễ ngay cạnh bờ Hồ. Đây là con phố chuyên bánsách, chúng em đã tìm thấy rất nhiều sách hay và thú vị.Chẳng mấy chốc đã đến thời gian phải về, chúng em còn nuối tiếc chưa muốn xa hồGươm. Trên đường về, em nhớ mãi những ấn tượng vui vẻ về chuyến đi vừa qua;đặc biệt khi được tận mắt nhìn thấy và trải nghiệm địa danh nơi có truyền thuyết LêLợi trả gươm cho thần Kim Quy sau khi thành công đánh đuổi giặc; em càng thêmhiểu về văn hóa, lịch sử; thêm cảm phục công lao của ông cha đã gìn giữ bảo vệ đất nước.Chuyến đi kết thúc để lại trong em biết bao ấn tượng sâu sắc bởi nó đã cho bảnthân em những bài học đáng quý. Em tự nhủ phải chăm chỉ học tập, cố gắng rènluyện, tiếp tục có những chuyến trải nghiệm thú vị để khám phá nhiều cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.7. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóaĐi thăm quan các khu di tích lịch sử là một trong những hoạt động thường niên củanhà trường. Mỗi chuyến đi sẽ mang lại cho chúng em những bài học bổ ích vềnhững hiểu biết lịch sử cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quê hương đất nước.Và chuyến thăm quan khu di tích lịch sử đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tạiHuyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng cùng nhà trường vừa qua đã để lại cho emnhiều ấn tượng sâu sắc về một quần thể công trình kiến trúc cổ được xây dựng vàgìn giữ qua biết bao thăng trầm cũng như cơ hội học hỏi, tìm hiểu về cuộc đời củaTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.Bảy giờ sáng, xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Từ trungtâm thành phố Hải Phòng, xe chúng em đi qua những ruộng thuốc lá xanh rờn xenlẫn cánh đồng lúa chín vàng, chúng em đến thăm Khu di tích Trạng Trình NguyễnBỉnh Khiêm trên quê hương ông ở làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. Trêncon đường trải đầy rơm rạ sau vụ gặt và nồng đượm mùi thuốc lào Tiên Lãng, VĩnhBảo nổi tiếng khắp nước, cũng có rất nhiều người như chúng em tìm về Khu di tích,thắp nén hương thơm, tưởng nhớ tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, một danh nhân văn hoá,một nhà hiền triết mà sự nghiệp và tên tuổi của ông đã lưu danh mãi cùng đất nước.Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên chữ là Hanh Phủ, tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, sinh năm1491 tại thôn Cổ Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là huyện Vĩnh Bảo, HảiPhòng. Sinh trưởng trong một gia đình vọng tộc, thân phụ ông là Thái Bảo Nghiêmquận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan thượngthư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từsớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo. Tuy nhiên, lớn lên trong giai đoạn lịch sử nhàLê suy thoái, nhiễu loạn nên suốt thời trai trẻ, Nguyễn Bỉnh Khiêm phải sống trongẩn dật, không thi thố được tài năng. Mãi tới năm 1535, khi đã 45 tuổi, ông mới đi thivà đỗ Trạng nguyên. Từ đấy, ông làm quan với tân triều, nhà Mạc phong chức Tả thịlang (chức đứng hàng thứ ba trong bộ Hình). Năm 1543, trước cảnh bầy tôi lộngquyền, Nguyễn Bỉnh Khiêm mạnh dạn vạch trần sự tha hóa, thối nát rồi dâng trảmsớ lên vua đối với 18 đình thần biến chất, mưu phản, song không được nhà vuachấp thuận. Ông bèn cáo quan về ở ẩn nơi quê nhà, lập am Bạch Vân, mở trườngdạy học, làm thơ, nghiên cứu kinh sử, chắt lọc những tinh hoa của các đạo phápngoại lai, bổ sung vào đó tính chất giản dị mà sâu sắc của người Việt để giáo hóangười đời và dạy dỗ học trò thành người có đức có tài, hữu ích cho đất nước. Họctrò của ông nhiều người trở thành danh tướng, Trạng nguyên như: Phùng KhắcKhoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyền... Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời năm1585, ông đã để lại cho hậu thế những tác phẩm văn thơ có giá trị như Tập thơBạch Vân gồm hàng trăm bài thơ chữ Hán và hai tập Trình quốc công Bạch vân thitập và Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi với hàng trăm bài thơ chữ Nôm. ThơNguyễn Bỉnh Khiêm mang tính triết lý sâu xa của thời cuộc. Thơ của ông là cả mộttấm lòng lo cho nước, thương đời, thương dân, và một tâm hồn suốt đời da diết vớiđạo lý: "Tiên thiên hạ chi ưu phi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (lo trước cái lo củathiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Là một học giả, học rộng biết nhiều, trong thơNguyễn Bỉnh Khiêm hay nhắc tới sự thăng trầm "thương hải biến vi tang điền" (biểnxanh biến thành nương dâu) của trời đất, tạo vật và cuộc đời trôi nổi như "phù vân".Ông thương xót cho "vận mệnh" quốc gia và cảm thông sâu sắc tình cảnh của "dânđen", "con đỏ". Ông thật sự mong muốn đất nước thịnh vượng, thái bình. Tươngtruyền, để tránh những cuộc binh đao khói lửa, tương tàn cho chúng dân và nhìnthấy trước thời cuộc, "vận mệnh" của đất nước trong hoàn cảnh ấy chưa thể cónhững lực lượng đảm đương được việc thống nhất, nên khi các tập đoàn phongkiến đến hỏi kế sách, ông đều bày cho họ những phương sách khác nhau để giữ thế"chân vạc". Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là nhà triết học lớn của Việt Nam. Ông cũng tinhthông về thuật số, được dân gian truyền tụng và suy tôn là "nhà tiên tri" số một củaViệt Nam. Ông đã cho ra đời hàng loạt những lời tiên tri cho hậu thế mà người đờigọi là "Sấm Trạng Trình".Để tưởng nhớ và khắc ghi những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở làng TrungAm, quê hương của ông, con cháu và dân làng đã xây dựng một khu di tích gồmnhiều hạng mục công trình, là nơi thờ cúng và trưng bày hiện vật về thân thế và sựnghiệp của ông. Năm 1991, khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đượcNhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia, trở thành một địa điểm du lịch vănhóa tâm linh nổi tiếng của Hải Phòng.Đến với Khu di tích Trạng Trình, từ lúc đặt chân bước qua được cổng tam quan,chúng em đã được nhìn thấy ngay khu đền thờ cụ Trạng. Ngôi đền được thiết kếdựa trên nền nhà cũ của Trạng Trình và đặt ngay chính giữa là tượng và bài vị củaTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trong thế ngồi trênngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơlên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trênkhoảng đất giữa hồ có cầu bắc qua còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê(1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựngđền. Phía trước đền chính là hồ Thái Nhâm rộng lên đến 1.000m2. Phía sau đượcthiết kế mô phỏng Am Bạch Vân với ba gian nhà lớp mái ngói.Cách đó không xa chính là tượng Trạng Trình ngồi uy nghiêm, trang phục giản dị,nho nhã. Hay thú vị hơn chính là hai bức phù điêu cao hơn 5m, dài hơn 20m đượcthiết kế tỉ mỉ, công phu nhằm thể hiện rõ nét về cuộc đời bao thăng trầm, sự nghiệptrồng người vẻ vang của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như tái hiện chân thực từng giaiđoạn lịch sử của nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến tận ngày nay.Dạo quanh các khu vườn tại Khu di tích Trạng Trình, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp đượcnhững bức tượng được tạc bằng đá với kích cỡ hệt như người thật. Các bức tượngnày được sắp xếp một cách có chủ ý nhằm mô tả lại các khung cảnh đời thườngtrong cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như cảnh dân làng mừng rỡ chào đónTrạng Trình từ quan trở về làng hay khi cụ ngồi giảng văn thơ cho các học trò.Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờtế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bêncạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờngười… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượngtốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước.Sau khi chúng em được cô giáo chủ nhiệm và bác hướng dẫn viên dẫn đi thamquan, tìm hiểu xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng mộttiếng rưỡi để ăn uống và nghỉ ngơi. Chúng em tranh thủ ăn thật nhanh, rồi cùngnhau đi dạo quanh làng, ghé vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổichiều, học sinh cả lớp sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể vô cùnghấp dẫn. Cuộc chơi kết thúc cũng là lúc chúng em phải trở về thành phố trong sự tiếc nuối.Có thể nói, chuyến tham quan đến khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêmthật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng mình sẽ có một bài báo cáo thật hấpdẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.8. Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan di tích lịch sử lớp 8Mỗi chuyến tham quan luôn để lại trong ta những kỉ niệm đẹp đẽ và những kiến thứcvô cùng bổ ích mà ta được tìm hiểu khi đến với những di tích lịch sử nổi tiếng củađất nước. Cuối năm học vừa rồi, em đã được đến thăm cố đô Hoa Lư thuộc tỉnhNinh Bình trong chuyến đi thăm quan cuối năm cùng với nhà trường.Đúng sáu giờ sáng, toàn trường có mặt để tập trung lên xe. Đến 6h30, các thầy côgiáo và các bác phụ huynh kiểm tra lại quân số sau đó chúng em lần lượt di chuyểnlên các ô tô có ghi tên lớp. Trên suốt dọc đường di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bìnhai ai cũng háo hức khi được đặt chân đến vùng đất cố đô cổ kính đã lưu giữ hàngnghìn năm những giá trị lịch sử của dân tộc.Ấn tượng đầu tiên khi đến với khu di tích cố đô Hoa Lư là cảm giác choáng ngợp vàhùng vĩ. Những công trình kiến xưa kia vẫn giữ vẹn nguyên nét cổ kính tựa lưng trênđịa hình núi non khiến cho khung cảnh nơi đây càng thêm uy nghi.Với diện tích rộng rãi ấn tượng lên đến hơn 300ha, Cố đô Hoa Lư là quần thể di tíchvới các công trình kiến trúc tường thành, hang động, đền chùa, lăng mộ và nhữngcông trình khác có giá trị lịch sử và văn hóa cao. Bên trong khu di tích ngày nay vẫncòn tồn tại đền vua Lê Đại Hành, đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Công chúa PhấtKim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, chùa Kim Ngân, bia Câu Dền, chùa Cổ Am,phủ Chợ, hang Bim, chùa Duyên Ninh, sông Sào Khê và tường thành, nền điệndưới lòng đất. Một số danh làm thắng cảnh đẹp gần với khu di tích cố đô Hoa Lưnhư quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống chùa và Động Am Tiên, đình YênTrạch, hang Muối, hang Quàn, hang Sinh Dược, hang Luồn, hang Địa linh, hang BaGiọt, hang Nấu Rượu, chùa Bà Ngô, đền Trần, phủ Khống, phủ Động, động LiênHoa, hang Bói, v.v. cũng là những điểm đến vô cùng yêu thích của khác du lịch.Trải dài khắp hơn 1.000 năm lịch sử, những công trình di tích có ý nghĩa quan trọngnơi Cố đô Hoa Lư vẫn được bảo tồn và giữ gìn cho đến tận ngày nay.Sau cả một ngày dài được thăm quan và khám phá khu di tích Cố đô Hoa Lư emcảm thấy đây là một địa danh lưu giữ những giá trị lịch sử có ý nghĩa to lớn về vănhóa, thể hiện được một thời dân tộc oai hùng. Nếu có dịp về với vùng đất Ninh Bình,các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội để ghé thăm nơi đây nhé.9. Kể lại một chuyến tham quan mà em nhớ nhất lớp 8 - mẫu 1Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến điấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được thamgia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất làchuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái.Thời điểm cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm học lớp 7, lớp chúng tôi tổ chức mộtchuyến đi tham quan xa 2 ngày 1 đêm. Thông báo đột ngột đến khiến cả lớp bất ngờvà vô cùng vui sướng. Đứa nào đứa ấy đều nôn nóng, rối rít chuẩn bị đồ đạc. Haingày sau đó, chúng tôi xuất phát. Xe du lịch chầm chậm rời khỏi nội thành thủ đô,ánh nắng khuất dần sau những tòa nhà cao chót vót. Khói bụi và tiếng còi xe ồn àocũng biến mất dần ở phía sau, xe đưa chúng tôi băng qua những con đường bóng cây xanh rợp mắt.Đến gần trưa, núi đồi và những rừng cây xanh mát nhanh chóng choáng ngợp trướctầm mắt háo hức của chúng tôi. Hòa Bình đã chập chững bước chân sang mùađông nên càng lên cao, những hạt mưa li ti càng lất phất. Chúng tôi nghỉ chân tạiĐào Thung Khe (Đèo đá trắng). Đứng trên đèo nhìn xuống, tôi nhìn thấy toàn cảnhthung lũng Mai Châu từ trên cao. Bác tài còn nói, một ngày ở Thung Khe cũng nhưtrải qua 4 mùa trong năm vậy. Xe lại lăn bánh, bác tài xế vừa cẩn thận cầm lái vừagiải thích một chút địa hình nơi này, những dãy núi đá đỏ gạch kia, mỗi lần mưa bãolại sụp xuống, gây bao nguy hiểm cho người đi đường và người dân nơi đây.Xe đi qua những dãy đồi trồng mía, trồng cam – giống cam Cao Phong nổi tiếng,những ngôi nhà sàn rồi dừng lại ở một dãy nhà sàn được dùng cho du khách đếntham quan. Dưới sư hướng dẫn của cô chủ nhiệm, thầy phụ trách và các bác phụhuynh, chúng tôi thu dọn đồ đạc và nghỉ ngơi một chút.Chiều đến, một thiếu nữ xinh xắn mặc trang phục người Mèo đến hướng dẫn đoàntham quan chúng tôi. Chị ấy mặc váy xòe rực rỡ, nói giọng miền Bắc lại vô cùng tốt.Lần lượt dẫn chúng tôi đến các điểm tham quan. Mai Châu vào tháng 10, 11, 12ngập tràn những cánh rừng hoa đào, hoa mận trắng xóa. Địa điểm đầu tiên là BảnLác và bản Poom Coọng - 2 làng du lịch lớn nhất và đông đúc nhất ở Mai Châu. Đếnđây, chúng tôi được thưởng thức đặc sản Mai Châu, mua quà lưu niệm và khám phánhững nét văn hóa, đời sống, lễ hội của người dân Mai Châu. Đi hết hai bản này trờicũng sập tối, đoàn trở về nhà sàn, ăn uống, vui chơi. Trong đêm hôm ấy, lũ chúngtôi lần đầu tiên nằm cạnh bên nhau, thì thầm nhỏ to những câu chuyện bí mật.Sáng sớm hôm sau, tôi giật mình nghe tiếng gà như tiếng gà ở những miền quê,không khí Mai Châu yên bình và trong lành vô cùng. Chúng tôi đánh răng, rửa mặt,ăn sáng rồi lại lên những chiếc xe điện, tiếp tục tham quan. Nơi chúng tôi đến làHang Mỏ Luông và Hang Chiều - 2 quần thể hang động lớn và đặc sắc ở Mai Châu.Bước vào hang động, tôi ngỡ ngàng nhìn ngắm những nhũ đá hàng nghìn năm tuổi,nhiều hình thù và màu sắc cực đẹp, không thua gì nhũ đá ở Phong Nha Kẻ Bàng.Xe điện chầm chậm chạy qua những bản làng của người dân tộc, những cánh đồnglúa bao la dần ngả vàng, người dân nơi đây dõi mắt theo xe. Cuộc sống của họ cònrất nhiều khó khăn. Nhìn những thiếu nữ còn ít tuổi đã hai tay ôm hai đứa trẻ, lòngtôi trào dâng niềm thương cảm. Trên con đường về nhà sàn, chúng tôi gặp cảnhững gia đình người nước ngoài, họ vui vẻ đạp xe, thân thiện vẫy tay chào chúng tôi.Cuộc vui nào cũng đến hồi kết, chúng tôi dạo quanh những khu bán đồ của ngườidân địa phương, mua quà lưu niệm. Những ống cơm lam thơm ngọt ngào, nhữngvật dụng, trang phục thổ cẩm xinh đẹp khiến mọi người nhìn không chớp mắt. Tạmbiệt Mai Châu, xe ngược đường quay lại thủ đô. Điều đặc biệt trong chuyến đi ấy làtrên đường về, chúng tôi còn được tự tay vào những vườn cam Cao Phong, háinhững quả cam tươi để mang về.Hà Nội náo nhiệt lại gần ngay trước mắt. Chúng tôi mỗi người ôm một món quà củaMai Châu, mang theo một ấn tượng riêng về thiên nhiên và con người Mai Châu,lòng tự nhủ sẽ lần nữa về tham quan nơi bản làng xinh đẹp ấy.10. Kể lại chuyến tham quan của em cùng các bạn trong lớp - mẫu 2Cuối tuần trước, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan.Chúng em đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích ở khu di tích Cổ Loa. Em đã có nhiềutrải nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích.Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh,thành phố Hà Nội. Nhà trường yêu cầu tất cả học sinh tham gia có mặt vào lúc sáugiờ ba mươi phút sáng. Hôm đó, em thức dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bốđưa em đến trường. Trước cổng trường, rất nhiều chiếc xe ô tô khách đang đỗthành từng hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bốcòn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.Em bước vào trường mà vô cùng hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh.Em đã tìm thấy các bạn của lớp mình. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểmdanh lại các bạn học sinh tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúngbảy giờ là xe xuất phát. Trên xe, chúng em được nghe chị hướng viên trò chuyện.Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ mộtlúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An DươngVương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghéthăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am BàChúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuốicùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫnviên giới thiệu nhiều điều thú vị, bổ ích.Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảngmột tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùngcác bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàntrường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu,nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nướcvô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.Chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, emtin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.11. Kể lại chuyến tham quan em nhớ nhất - mẫu 3Cuộc đời mỗi người là sự nối tiếp của những chuyến đi. Mỗi chuyến đi đều mang lạinhững ý nghĩa, để lại ấn tượng khác nhau. Trong số những chuyến đi ấy, có mộtchuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan khu vực Lăng Bác và khu di tích Phủ Chủ tịch.Cuối năm học lớp 5, nhà trường bất ngờ tổ chức cho lớp tôi chuyến tham quan PhủChủ tịch tại thủ đô Hà Nội vào hai ngày cuổi tuần. Đây là chuyến đi xa đầu tiên củacả lớp trong suốt năm năm học nên ai cũng háo hức, giờ ra chơi nào cũng tụm đầulại với nhau, bàn tán sôi nổi về chuyến đi này.Ngày xuất phát, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, vui tươi. Các thầy cô quyết định sắp xếpdi chuyển từ trường vào buổi chiều thứ 7 để được viếng Lăng Bác vào sáng chủnhật hôm sau. Xe lăn bánh, mỗi đứa một ba lô, tạm biệt miền quê giản dị thanh bìnhđể hướng về thủ đô. Xe chạy bon bon suốt 3 tiếng đồng hồ mà cả lũ cứ mở trònmắt, chỉ chỉ cảnh vật bên đường đầy thích thú. Tới thủ đô thì đã chiều muộn, cảđoàn dừng chân tại khách sạn, ăn cơm rồi tắm rửa và về phòng, nghỉ ngơi để buổi sáng dậy sớm.Một đêm nhanh chóng qua đi, đúng 6 giờ chúng tôi đã có mặt tại sảnh lớn củakhách sạn, ăn mặc quần áo học sinh nghiêm trang, lịch sự. Theo sự hướng dẫn củacác thầy cô rồi đi đến lăng Bác. Dù đã liên lạc với người quản lý viếng lăng từ trướcnhưng chủ nhật, khách tham quan đến viếng quá đông, chúng tôi phải chờ gần mộttiếng đồng hồ mới được vào lăng viếng Bác. Người trưởng đoàn đọc bài viếng, giớithiệu tên đoàn xong thì cả đoàn cùng đứng ngay ngắn, chầm chậm bước theo haingười lính gác lăng dâng hoa phía trước tiến vào lăng Bác. Khác hẳn với nhiệt độbên ngoài nắng chói chang, trong lăng mát lạnh và yên tĩnh, ai cũng tỏ lòng thànhkính với vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, bước đi nhẹ nhàng không một tiếng động.Người nằm trên giường ở giữa lăng, ánh sáng nhu hòa màu vàng chiếu lên khuônmặt hiền từ của Người, yên bình vô cùng...Mặt trời lên cao thì chúng tôi cũng rời khỏi lăng, theo dòng người đông đúc hướngvề khu di tích phủ Chủ tích. Địa điểm đầu tiên là nhà sàn Bác Hồ, căn nhà đượcphục chế theo nhà sàn mà Bác ở những ngày cuối cuộc đời vĩ đại của mình. Ngôinhà nhỏ đơn sơ nằm khiêm tốn tại một góc, hòa vào thiên nhiên bình dị, xinh đẹp.Cô hướng dẫn viên nói, trong nhà những kỉ vật của Bác vẫn còn lưu giữ lại, nơi nàynơi kia là nơi Bác ngồi đọc công văn, viết và sửa di chúc, gửi thư cho đồng bào, chothiếu nhi. Chúng tôi dường như tưởng tưởng ra được hình ảnh Bác trầm ngâm bênkhung cửa sổ, nắn nót viết từng dòng chữ chứa đựng tình yêu thương bao la rộng lớn.Con đường dẫn vào nhà sàn ôm ấp lấy ao cá Bác Hồ với diện tích khá lớn,nước hồtrong veo, cá chép đủ màu sắc thi nhau bơi lội tung tăng trong nước mát. Có nhữngcon cá rất to, hai bên miệng còn có râu, cô giáo tôi bảo nó chắc hẳn đã già lắm rồi.Vừa đi, cô hướng dẫn viên vừa giới thiệu về lịch sử của ao cá, kể những câuchuyện của Bác với ao cá ấy. Du khách trong nước và quốc tế xen lẫn với nhau, aicũng trầm trồ về vẻ đẹp của ao cá.Vì phải trở về vào buổi chiều nên chúng tôi không được tham quan toàn bộ khu ditích, sau khi tham quan ao cá, địa điểm cuối cùng là Khu Viện Bảo tàng Hồ ChíMinh. Viện Bảo tàng trang nghiêm, trưng bày rất nhiều hiện vật, tư liệu về cuộc đờivà con người của Bác. Bên cạnh mỗi hiện vật đều chú thích tên, thời gian mà Bácsử dụng và những câu chuyện xung quanh. Có rất nhiều câu chuyện mà chúng tôichưa bao giờ nghe đến. Vừa tham quan, chúng tôi vừa cảm thán về cuộc đời vànhững năm tháng kháng chiến của Người, tiếp thu được bao điều ý nghĩa và thú vị.Thời gian trôi qua nhanh, chiều đến, chuyến tham quan của chúng tôi cũng phải kếtthúc. Cả đoàn cùng chụp một bức ảnh lưu niệm rồi lên xe ra về. Dù chuyến đi ngắnngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy mộtphần cuộc đời của Bác Hồ kính yêu. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc độngkhi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tôi.12. Kể lại chuyến tham quan em nhớ nhất - mẫu 4Nhân ngày nghỉ lễ Quốc Khánh, cơ quan của mẹ tổ chức đi du lịch, em cũng đượcmẹ cho đi theo để tham quan cảnh đẹp. Được mẹ dẫn đi em rất vui và hạnh phúc,mọi người trong cơ quan của mẹ đều rất hòa đồng và yêu thương em.Chuyến du lịch đó mọi người tới Huế, thành phố Huế vốn nổi tiếng là một nơi xinhđẹp, cổ kính, trầm mặc nên ai cũng muốn được một lần đặt chân đến. Vừa tới Huế,mọi người về khách sạn, khách sạn được đặt sẵn trước chuyến đi, nó nằm đối diệnvới bờ sông Hương thơ mộng. Từ trong phòng nghỉ, em có thể nhìn ra và ngắm nhìncầu Tràng Tiền bắc ngang qua dòng sông Hương thơ mộng, nhìn ngắm dòng ngườiqua lại trong sự thảnh thơi vô ngần.Xuống khách sạn, mọi người xúng xính váy áo ra bờ sông thưởng thức phong cảnh.Ai cũng chuẩn bị để chụp hình, lưu giữ những khoảnh khắc thiên nhiên đẹp. SôngHương nước chảy lững lờ, những con thuyền đậu nơi bến sông nằm êm đềm tronglàn gió nhẹ lướt qua. Một vài bông hoa lục bình tím trôi lênh đênh trên sông, nhẹnhàng, lơ đễnh đầy tình tứ. Bên phố đi bộ, những vị khách du lịch đứng ngắm nhìndòng sông. Trên chiếc cầu lim gỗ, có những đôi tình nhân đang chụp hình cưới trongniềm hạnh phúc khôn tả. Cầu Tràng Tiền vững chãi, cổ kính, tư lự, là cầu nối chởnhững dòng người đi, đến qua sông.Đến với Huế, em không thấy cái vội vã, tấp nập của phố thị mà thấy thật thư thái,bình yên. Quanh phố xá Huế là những hàng cây rợp bóng mát, những con đườngsạch sẽ tinh tươm và những con người đầy thân thiện.Đặc biệt, em rất ấn tượng với giọng nói của người Huế, trong cách nói của họ nghethật dịu dàng và dễ chịu, mang nét rất Huế mà không phải người vùng miền nào cũng có thể nói được.Hôm sau, mọi người cùng tới tham quan Đại nội Huế, chùa Thiên Mụ, lăng KhảiĐịnh, điện Hòn Chén. Tới đâu cũng được mọi người chào đón và hướng dẫn rấtnhiệt tình. Đặc biệt qua từng địa điểm, em được hiểu thêm rất nhiều về lịch sử nướcnhà, về quá trình cống hiến của các vị vua dân tộc. Chuyến đi này đã mang lại choem nhiều bài học lịch sử vô cùng quý giá.Đến Huế, em còn được thưởng thức rất nhiều món đặc sản nơi đây. Đó là vị béongậy của bún hến, cơm hến. Nước mắm vị đậm đà của bánh bèo, bánh lọc, vị thơmngon của bún bò Huế,...và món chè bưởi ngọt ngào như chất giọng của con người Huế vậy.Chuyến du lịch chỉ kéo dài hai ngày thôi mà để lại trong em nhiều kỉ niệm. Xa Huếmà lòng vẫn còn vương, sau này, khi có dịp, em sẽ trở lại Huế để xem những đổithay của miền đất kinh kỳ nơi đây.13. Kể lại chuyến tham quan cùng các bạn trong lớpLà một người học sinh chắc hẳn ai trong chúng ta cũng vô cùng hóa hức khi được đitham quan cùng với bạn bè và thầy cô. Và em cũng vậy, chuyến đi tham quan dulịch biển Sầm sơn cùng với cả lớp và các thầy cô giáo trong trường đã để lại trongem những kỉ niệm đpẹ khó phai.Chuyến tham quan đến biển Sầm Sơn – một điểm du lịch nổi tiếng của quê hươngchúng em sẽ diễn ra trong hai ngày một đêm. Xe xuất phát từ lúc năm giờ sáng.Khoảng một tiếng là xe đã đến nơi. Trong suốt khoảng thời gian ở trên xe, lớp

Viết bài văn kể lại một chuyến đi ngắn gọn

Nghỉ hè năm nay, tôi đã được về thăm quê ngoại. Buổi sáng hôm ấy, tôi dậy thật sớm. Sau đó, tôi cùng bố mẹ ra bến xe khách. Chuyến xe khởi hành lúc tám giờ sáng. Thời gian đi khoảng hơn hai tiếng là về đến nơi. Xe chỉ đỗ ở ngoài đường quốc lộ, nên cả nhà phải đi bộ vào trong làng. Về đến nơi, tôi thấy ông bà ngoại đã đứng chờ ở cổng. Tôi chạy đến ôm chầm lấy ông bà và chào hỏi. Tối hôm đó, cả nhà vừa quây quần bên mâm cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Bố mẹ ở lại một hôm, rồi phải lên thành phố đi làm. Còn tôi được ở lại quê chơi với ông bà một tháng. Những ngày sau đó thật tuyệt vời. Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy từ sớm rồi đi tập thể dục cùng ông ngoại. Không khí ở làng quê thật trong lành, khác hẳn với thành phố. Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, tôi sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng tôi cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều… Thỉnh thoảng, tôi theo ông ngoại ra vườn cây sau nhà. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Tôi đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Ông đã hái rất nhiều loại quả cho tôi. Mỗi ngày, tôi đều được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon của bà. Một tháng trôi qua thật nhanh, tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ, quen thêm được nhiều người bạn ở dưới quê. Chuyến về thăm quê của tôi thật ý nghĩa.

Kì nghỉ hè năm nay, tôi được bố mẹ thưởng cho một chuyến du lịch. Đây là lần đầu tiên tôi được đi đến biển chơi, nên em cảm thấy vô cùng háo hức và mong chờ. Em hy vọng sẽ có nhiều kỉ niệm đẹp cùng với bố mẹ.

Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.

Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai.

Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Thời gian trôi qua thật nhanh. Chuyến du lịch ba ngày hai đêm đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.

Năm học vừa rồi, tôi được học sinh giỏi. Nên cả gia đình đã có một chuyến du lịch đến bãi biển Nhật Lệ xinh đẹp. Đây là lần đầu tiên tôi được đi chơi xa nên vô cùng háo hức.

Tôi ngồi trên xe ô tô ngắm đường phố vào sáng sớm mà vô cùng thích thú. Đến trưa, xe đã đến nơi. Gia đình tôi nhận đến khách sạn nhận phòng, rồi sau đó đi ăn trưa. Chiều tối, cả gia đình cùng nhau ra tắm biển. Tôi thích thú chạy ra bờ biển. Làn cát mềm mịn khiến tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi.

Các du khách ở đây đa số là người nước ngoài, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao. Sau khi tắm biển xong, gia đình tôi đã đến những quán ăn nổi tiếng để thưởng thức đặc sản của vùng biển này. Tôi đã ăn no nê, và vô cùng thích thú.

Chuyến đi kết thúc trong sự tiếc nuối của tôi. Hình ảnh bãi biển Nhật Lệ đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ niệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp sáu.

Cuối tuần này, câu lạc bộ Tiếng Anh của trường em tổ chức một chuyến đi chơi. Chúng em đã có dịp đến thăm hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội.

Câu lạc bộ có khá đông thành viên, nhưng chỉ có mười người tham gia chuyến đi. Cả nhóm đã hẹn nhau sẽ tập trung ở trước cổng trường. Cùng đi với chúng em có cô Mai - cố vấn của câu lạc bộ. Khoảng bảy giờ, các thành viên trong câu lạc bộ đã đến đông đủ. Mọi người bắt đầu xuất phát ra bến xe để bắt xe buýt ra hồ Gươm. Xe đi mất khoảng bốn mươi phút. Trên đường đi, chúng em trò chuyện vô cùng vui vẻ.

Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt. Cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Đi qua cầu Thê Húc cong cong sẽ đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy.

Khi đi dạo xung quanh hồ, cả nhóm đã gặp rất nhiều vị khách nước ngoài. Chúng em đã có dịp được trò chuyện với họ bằng tiếng Anh. Cả nhóm đã trau dồi được rất nhiều điều bổ ích. Buổi trưa, cả nhóm cùng ghé vào thưởng thức bún chả - một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Chúng em cũng đã có rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau.

Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy, để học hỏi thêm nhiều điều.

Nghỉ hè năm ngoái, em đã có một chuyến du lịch bổ ích cùng gia đình. Đây là lần đầu tiên em đi chơi xa nên vô cùng háo hức, mong đợi.

Chuyến đi đến biển Vũng Tàu diễn ra ba ngày hai đêm. Mấy ngày trước, mẹ đã chuẩn bị đồ đạc cần thiết cho chuẩn đi. Gia đình em sẽ đi cùng với hai gia đình nữa là bạn thân của bố. Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Khi đến nơi đã là gần trưa. Mọi người quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng, thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn trưa. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển. Em còn làm quen được với một người bạn mới là Phương Thảo.

Buổi chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Biển cách khách sạn khoảng ba ki-lô-mét là đến nơi. Trước mắt em chính là bãi biển Vũng Tàu rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng với Phương Thảo thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh. Sau đó, chúng em lên bờ để xây lâu đài cát.

Buổi tối, các gia đình hẹn nhau ra biển chơi. Không khí lúc này cũng dễ chịu, mát mẻ hơn. Mọi người ngồi tại một quán nước gần bờ biển. Em còn thưởng được thưởng thức nước dừa, ăn mực nướng. Sau đó, em và Phương Thảo đã xin phép người lớn được ra biển dạo chơi.

Chuyến du lịch đã kết thúc, gia đình em đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp. Em cũng có thêm được người bạn mới, với kỉ niệm thật đẹp.

Vào dịp nghỉ hè, gia đình của em thường có những chuyến du lịch. Nhưng chuyến đi đáng nhớ nhất của em là vào năm học lớp một.

Gia đình của em sẽ đi du lịch ở thành phố Đà Nẵng. Từ Hà Nội vào Đà Nẵng, gia đình em sẽ phải đi máy bay. Đây là lần đầu tiên nên em cảm thấy vô cùng háo hức. Sau khi làm xong thủ tục, cả nhà theo sự hướng dẫn của các anh chị nhân viên đi lên máy bay. Em đã chọn ghế gần cửa sổ để quan sát thế giới bên ngoài. Cảm giác được ngắm nhìn thành phố từ trên cao thật thú vị. Những tòa nhà cao tầng, con sông rộng lớn giờ trở nên nhỏ bé. Mất khoảng gần hai tiếng đồng hồ mới đến nơi. Bố bắt một chiếc xe để đi về khách sạn. Mọi người nhận phòng và thu dọn hành lý xong thì đến chỗ hẹn với đoàn du lịch để đi tham quan thành phố. Theo sự hướng dẫn của anh hướng dẫn viên, cả đoàn đã được đến thăm rất nhiều địa danh nổi tiếng ở Đà Nẵng. Một trong số đó chính là cây Cầu Vàng nổi tiếng. Em và bố mẹ đã có những bức ảnh rất đẹp cùng nhau.

Ngày hôm sau, gia đình em đi tắm biển ở bãi biển Mỹ Khê. Buổi sáng, nước biển trong xanh, những con sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ. Mọi người đến tắm biển rất đông. Không khí rất sôi động, vui vẻ. Đến trưa, cả nhà cùng tham gia tiệc với đoàn khách du lịch tại một khách sạn năm sao. Những món ăn đều rất hấp dẫn và ngon miệng. Ngày cuối cùng, trước khi ra về, mọi người trong đoàn du lịch được dẫn đến các khu chợ của thành phố để mua sắm. Bố mẹ em cũng đã mua được rất nhiều đặc sản về làm quà cho mọi người.

Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật thú vị. Gia đình của em đã có nhiều kỉ niệm đẹp bên nhau. Sau chuyến đi, em càng yêu thêm đất nước xinh đẹp của mình.

Bạn đã rèn luyện được kỹ năng viết của mình đến đâu rồi, nhớ kết hợp kỹ năng viết và nói nhé! Hãy cố gắng tập nói trước gương để phản xạ và tự tin để nói trước mọi người nhé! Hôm nay, tự học tiếng Trung tại nhà giới thiệu với bạn đoạn văn kể về một chuyến du lịch bằng tiếng Trung nhé!