Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Thầy Hoàng Anh Đức - Giám đốc Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu 4GS Việt Nam - Giảng viên khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Trung tâm Lê Ánh.
Khi phải tương tác với nhiều đối tác, khách hàng cũng như giờ giấc làm việc không ổn định sẽ khiến nhân viên đối mặt với những áp lực lớn. Đặc biệt là hàng hóa trong những giờ cao điểm, nhân viên phải làm thêm giờ là chuyện bình thường.
Các hoạt động trong ngành Logistics đòi hỏi nhân viên phải đảm bảo tính chính xác cao, đặc biệt là trong các hoạt động đóng gói hàng hóa, định tuyến vận chuyển, lập kế hoạch, quản lý kho. Nếu có sai sót nhỏ trong các hoạt động này, như đóng gói không đúng cách, định tuyến sai hoặc không đủ hàng để xuất, có thể dẫn đến hậu quả lớn như mất hàng, trễ hẹn giao hàng, giao hàng sai.
Do đó, để làm việc trong ngành Logistics, nhân viên cần phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong công việc của mình. Họ cần phải kiểm tra kỹ các thông tin, yêu cầu của khách hàng, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng cách và đạt được mức độ chính xác cao nhất. Ngoài ra, tính cẩn thận và tỉ mỉ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong vận chuyển. Chẳng hạn như việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và lưu trữ đúng cách để tránh hư hỏng, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Những người thích một công việc ổn định, lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ hợp với ngành logistics hơn. Những người muốn sáng tạo, linh hoạt trong công việc và luôn muốn đón nhận những thử thách mới thì có thể không hợp với ngành logistics.
Tính trung thực là một yêu cầu quan trọng trong ngành logistics. Một nhân viên chuyên nghiệp hiểu rõ rằng, việc thành thật trao đổi với khách hàng khi xảy ra vấn đề, bị trễ hạn,.. là điều cần thiết, nhằm phối hợp để ứng phó với vấn đề cũng như gây dựng sự uy tín, niềm tin bền vững trong lòng khách hàng.
Ngành logistics có một tương lai sáng rực với nhiều cơ hội nghề nghiệp. Theo Bộ Lao động Mỹ, số lượng việc làm trong lĩnh vực logistics dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.
Với vị trí như chuyên viên logistics, quản lý chuỗi cung ứng, chuyên gia vận tải hay nhà quản lý kho bãi, bạn có thể có mức lương hấp dẫn lên đến vài chục ngàn đô la mỗi tháng và điều kiện làm việc tốt.
Vị trí nhân viên vận chuyển trong ngành logistics có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị và kiểm tra phương tiện vận chuyển:
Vận hành phương tiện vận chuyển:
Giải quyết vấn đề và khiếu nại:
Bảo trì phương tiện vận chuyển:
Vị trí nhân viên thu mua trong ngành logistics có nhiệm vụ quan trọng trong việc tìm kiếm và mua các nguyên vật liệu, dịch vụ và thiết bị cần thiết cho hoạt động vận hành và cung ứng dịch vụ của tổ chức.
Xác định nhu cầu và lên kế hoạch mua hàng:
Nghiên cứu và tìm kiếm nhà cung cấp:
Giám sát và theo dõi quá trình giao hàng:
Giải quyết vấn đề và khiếu nại:
Vị trí nhân viên giao nhận trong ngành logistics có nhiệm vụ quan trọng trong việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm đích một cách chính xác và đáng tin cậy.
Xác định lộ trình và phương tiện giao nhận:
Xử lý khiếu nại và vấn đề liên quan:
Vị trí nhân viên định tuyến trong ngành logistics có nhiệm vụ quản lý và điều phối quá trình định tuyến và lộ trình cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa diễn ra hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của tổ chức và khách hàng.
Theo dõi và giám sát vận chuyển:
Xử lý thay đổi và khắc phục sự cố:
Giám sát tình trạng phương tiện vận chuyển:
Tương tác với khách hàng và đối tác:
Vị trí quản lý kho trong ngành logistics có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động lưu kho hàng hóa một cách tối ưu hiệu quả và đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm.
Đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa:
Tương tác với các bên liên quan:
Nhân viên hiện trường trong ngành logistics có nhiệm vụ giám sát và điều phối các hoạt động logistics tại các điểm vận hành trực tiếp như kho hàng, bến xe, nhà ga,...đảm bảo việc thực hiện diễn ra hiệu quả và đáp ứng mục tiêu của tổ chức và khách hàng.
Điều phối và giám sát hoạt động vận chuyển:
Giao tiếp và tương tác với khách hàng:
Quản lý dự án logistics có trách nhiệm lãnh đạo và điều phối các hoạt động trong dự án logistics từ đầu đến cuối, đảm bảo thành công của các dự án logistics, đồng thời đáp ứng mục tiêu của tổ chức và mang lại giá trị cho khách hàng.
Phân công và quản lý hoạt động:
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết:
Tương tác và báo cáo với các bên liên quan:
Chuyên viên Hải quan là người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến thủ tục thông quan hàng hóa, đảm bảo an ninh, quản lý và kiểm soát lưu thông hàng hóa qua biên giới quốc gia một cách chặt chẽ và hiệu quả.
Kiểm tra và xử lý giấy tờ hải quan:
Cập nhật thông tin và luật pháp hải quan:
Với kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng và tư duy hướng khách hàng, sinh viên tốt nghiệp logistics đừng ngần ngại chọn làm việc trong lĩnh vực quản lý dịch vụ khách hàng.
Chúng ta cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và duy trì quan hệ kinh doanh bền vững.
Trên đây chỉ là một số công việc phổ biến để giải quyết bài toán “học logistics ra làm gì?”. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển không ngừng của ngành này, có nhiều cơ hội nghề nghiệp mới và đa dạng khác đang chờ đón sinh viên lĩnh vực này khi ra trường.
Sự nghiệp trong lĩnh vực logistics có thể là một nghề ổn định và an toàn với triển vọng việc làm tốt. Mức lương cạnh tranh và mỗi người có thể kiếm được tiền thưởng và các ưu đãi khác. Công việc tuy nhiều thách thức nhưng lại rất thú vị, và có cơ hội đi ra nước ngoài, va chạm với môi trường quốc tế. Mỗi người cũng có thể tìm thấy nhiều công việc trong lĩnh vực này với giờ giấc linh hoạt hoặc cơ hội làm việc tại nhà.
Với sự phát triển của thương mại và thương mại điện tử, ngành logistics ngày càng trở nên quan trọng. Sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng của các doanh nghiệp đòi hỏi hệ thống logistics chặt chẽ và hiệu quả. Ngành này luôn cần một nguồn nhân lực lớn và liên tục, sinh viên nếu mong muốn ra trường có sự ổn định có thể lựa chọn lĩnh vực Logistics.
Ngành Logistics đang phát triển nhanh chóng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, từ nhân viên vận chuyển, quản lý kho đến quản lý chuỗi cung ứng và chuyên gia phân tích Logistics,... cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn hơn khi lựa chọn công việc.
Ứng dụng các công nghệ chuyển đổi số trong logistics đã mở ra nhiều cơ hội để cải thiện hiệu suất, giảm chi phí và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Hệ thống quản lý kho bãi nâng cao
Phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI)
Chuyển đổi số trong logistics không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình vận hành mà còn cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Đòi hỏi sự đầu tư vào công nghệ và một chiến lược thay đổi tích cực để thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường.
Tùy vào chuyên ngành và mức độ phân cấp của công việc trong ngành Logistics, các khối học có thể khác nhau. Những khối học phổ biến trong ngành Logistics bao gồm Khối A: Toán, Lý, Hoá - A01: Toán, Lý, Tiếng Anh - D01: Toán, Văn, Tiếng Anh - C00: Văn, Sử, Địa - C01: Văn, Toán, Lý - D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh.
Ngành logistics cũng chấp nhận những sinh viên trái ngành, nếu họ có đủ đam mê và kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, ngành logistics cũng có một lợi thế là có thể ứng tuyển thông qua việc xét học bạ hoặc kết quả thi đánh giá năng lực.