Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.
Bên cạnh các tàu chiến đấu mặt nước thế hệ mới như hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, tên lửa tấn công nhanh Monliya, Hải quân nhân dân Việt Nam còn sử dụng nhiều loại tàu pháo, tàu tên lửa, hộ vệ săn ngầm… đã được cải tiến, nâng cấp.
Hai bên đã tổ chức tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên phạm vi 10 điểm, 9 đoạn với quãng đường 255 hải lý, chào nhau theo thông lệ quốc tế, luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn, trao đổi thông tin liên lạc, ánh đèn, tín hiệu cờ. Đợt tuần tra liên hợp thực hiện đúng kế hoạch hai bên đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị kỹ thuật.
Tuần tra liên hợp được thực hiện 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 11 nhằm tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân hai nước Việt Nam và Trung Quốc; duy trì an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh đã được phân định tại vùng biển vịnh Bắc Bộ; nâng cao khả năng phối hợp chung trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.
Sáng 15-6, Tàu 251, Lữ đoàn 127 (Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 75 với Tàu 1141, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Ngày 2-5, tại thành phố Sihanoukville, tỉnh Preah Sihanouk (Campuchia), Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam và Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 33 về hoạt động tuần tra chung trong Vùng nước lịch sử Việt Nam-Campuchia.
Sáng 10-4, Biên đội tàu 261, 264 Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5, kết thúc chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 49 với Biên đội tàu 456, 526 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Trung tướng Nguyễn Văn Bổng và Đô đốc Viên Hoa Trí tại lễ đón chính thức
Tham gia đoàn công tác của Hải quân Việt Nam có các đồng chí: Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị (phụ trách Cục Chính trị); Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Học viện Hải quân; Đại tá Vũ Văn Nam, Tư lệnh Vùng 1; cán bộ Văn phòng Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân chủng, Trưởng phòng Cán bộ (Cục Chính trị), Trưởng phòng và trợ lý Phòng Đối ngoại (Bộ Tham mưu).
Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Trung Quốc tham gia hoạt động chính thức tại Trung Quốc.
Trong thời gian chuyến thăm, đoàn đã hội đàm với Đô đốc Viên Hoa Trí, Chính ủy Hải quân Trung Quốc; thăm Học viện Tàu thuyền Đại Liên…
Tại các buổi hội đàm, trao đổi, hai bên đều cho rằng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội và hải quân hai nước thời gian qua phát triển tốt đẹp và là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước Việt-Trung.
Hai bên nhất trí cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa quân đội và hải quân hai nước, giải quyết tốt bất đồng trên cơ sở nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quân đội hai nước đã xác định, duy trì tốt an ninh, an toàn và hòa bình, ổn định ở khu vực.
Tại Học viện Tàu thuyền Đại Liên, sau khi tham quan cơ sở hạ tầng của nhà trường, đoàn công tác đã trao đổi về công tác giáo dục, đào tạo, quản lý học viên, kinh nghiệm hoạt động công tác chính trị tư tưởng ở nhà trường…
Trung tướng Nguyễn Văn Bổng tặng Chuẩn Đô đốc Thiệu Thự Quang, Giám đốc Học viện Tàu thuyền Đại Liên quà lưu niệm
Chuyến thăm hữu nghị Hải quân Trung Quốc của đoàn cán bộ cao cấp Hải quân Việt Nam đã thành công tốt đẹp, góp phần tăng cường hiểu biết, sự tin cậy và hợp tác giữa hải quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.
Tham gia chuyến tuần tra liên hợp lần này, phía Hải quân nhân dân Việt Nam có Biên đội Tàu 266, 267 (Tàu 266 kỳ hạm) thuộc Lữ đoàn 170, Vùng 1 Hải quân do Trung tá Bùi Duy Tưởng, Lữ đoàn trưởng và Thượng tá Nguyễn Trung Kiên, Phó chính ủy Lữ đoàn chỉ huy.
Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cử 2 tàu hộ vệ mang số hiệu 629 và 649 (Tàu 629 kỳ hạm) thuộc Chi đội tàu hộ vệ 18 do Thượng tá Chu Diệm Tinh, Tham mưu trưởng Chi đội và Thượng tá Trình Hồng Ba, Chủ nhiệm Chính trị Chi đội tàu hộ vệ 18, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc chỉ huy.
Lúc 7 giờ 30 ngày 3-12 Hải quân hai nước đã có mặt tại vị trí tập kết, tiến hành kiểm tra thông tin liên lạc và gửi điện chào nhau theo thông lệ quốc tế. Sau đó tiến hành tuần tra liên hợp với đội hình hàng dọc, vận tốc và khoảng cách của các tàu theo quy định, thực hiện tuần tra trên vùng biển hai bên đường phân định Vịnh Bắc Bộ, phạm vi 10 điểm, 9 đoạn với quãng đường 267 hải lý. Trong quá trình tuần tra liên hợp, hai bên tiến hành luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn, trao đổi thông tin liên lạc qua tín hiệu quy ước, tín hiệu đèn và tín hiệu cờ.
Tàu kỳ hạm hai bên phát tín hiệu “Bắt đầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn (Start SAREX)”, sau đó hai bên tiến hành bắn 3 phát đạn tín hiệu màu đỏ, tiến hành thả mục tiêu giả định và thông báo cho nhau biết vị trí tàu bị nạn, tình hình tàu bị nạn, điều kiện khí tượng thủy văn và thống nhất phương án tìm kiếm cứu nạn. Sau khoảng 30 phút tìm kiếm, Biên đội Tàu 266, 267 tìm kiếm được mục tiêu giả định và thông báo cho Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Hai bên đã tiến hành trao trả mục tiêu giả định trước thời hạn và kết thúc nhiệm vụ luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn.
Tuần tra liên hợp giữa Hải quân hai nước được thực hiện 2 lần/năm, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác láng giềng, hữu nghị truyền thống, tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân hai nước; đồng thời duy trì ổn định an ninh, trật tự trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ và trao đổi kinh nghiệm, nâng cao khả năng phối hợp chung trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Đợt tuần tra liên hợp lần thứ 37 được thực hiện theo đúng kế hoạch hai bên đã đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và trang bị kỹ thuật.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Đối ngoại quốc phòng xem các tin, bài liên quan.
Bộ đội Hải quân tiếp quản cảng Sài Gòn, tháng 5.1975
Trực thăng UH-1A của Trung đoàn không quân 917 hạ cánh trên tàu đổ bộ LST (chiến lợi phẩm) của Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 5.1977
Tàu HQ-01 của Hải quân nhân dân Việt Nam trực chiến đấu tại cảng Kompong Som (Campuchia) trong chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot, làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Campuchia
Biên đội tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam cơ động đánh địch trên vùng biển Tây Nam, năm 1979
Tàu HQ-03 của Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) vào vị trí công kích, tiêu diệt tàn quân Pol Pot ở cảng Kompong Son (Campuchia), ngày 10.1.1979
Tàu của Hải đội 812, Lữ đoàn 171 Hải quân làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển đảo Nam Yết (Trường Sa) năm 1995
Tàu đổ bộ của Hải quân nhân dân Việt Nam vận chuyển xe tăng, thiết giáp trong chiến dịch Tây Nam, 1978
Biên đội tàu HQ-13, HQ-501 của Hạm đội 171 (nay là lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân) tham gia diễn tập hiệp đồng hải quân - không quân chiến đấu bảo vệ Trường Sa, diễn ra lần đầu tiên vào tháng 4.1976
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya trong đội hình chiến đấu
Sử dụng pháo phòng không trên tàu hộ vệ săn ngầm
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya phóng ngư lôi diệt ngầm
Huấn luyện thả bom chìm trên biển
Vũ khí chống ngầm trên tàu hộ vệ chống ngầm lớp Petya
Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Vùng 2 Hải quân trực bảo vệ chủ quyền trên khu vực DK1
Tàu hộ vệ chống ngầm 13 phóng rocket RBU-6000 chống tàu ngầm
Biên đội tàu hộ vệ chống ngầm tuần tiễu trên thềm lục địa phía nam
Tàu 17 trực bảo vệ căn cứ quân sự Cam Ranh, Khánh Hòa
Mai Thanh Hải – Vũ Hưởng – Duy Khánh – Xuân Cường (thực hiện)
Từ ngày 25 đến 28-6, trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Hải quân nhân dân Việt Nam và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tổ chức tuần tra liên hợp và luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn lần thứ 36.