Cùng với Văn Lang - Âu Lạc và Phù Nam thì Chăm Pa cũng là một vùng đất, một nền văn hóa độc đáo với nét riêng biệt không lẫn vào đâu được. Nằm trong Top 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, mỹ Sơn là công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ đại diện cho văn hóa và hồn cốt người Chăm. Thời gian có thể đã làm công trình bị tàn phá đi một phần nào nhưng giá trị thì vẫn vẹn nguyên. Như một sự liên kết vô hình giữa quá khứ và hiện tại, đến đây du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc, tín ngưỡng cổ xưa và tìm hiểu về lịch sử, sự phát triển hưng thịnh của vương triều Champa xưa.
Cùng với Văn Lang - Âu Lạc và Phù Nam thì Chăm Pa cũng là một vùng đất, một nền văn hóa độc đáo với nét riêng biệt không lẫn vào đâu được. Nằm trong Top 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, mỹ Sơn là công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ đại diện cho văn hóa và hồn cốt người Chăm. Thời gian có thể đã làm công trình bị tàn phá đi một phần nào nhưng giá trị thì vẫn vẹn nguyên. Như một sự liên kết vô hình giữa quá khứ và hiện tại, đến đây du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc, tín ngưỡng cổ xưa và tìm hiểu về lịch sử, sự phát triển hưng thịnh của vương triều Champa xưa.
Có thể nhiều người chưa biết nhưng trong quần thể di sản văn hóa thế giới này còn có một bảo tàng nằm sau quầy vé tầm 100 m. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật cổ như phù điêu, gạch nói, linga,… mà sau khi tham quan, bạn sẽ hiểu hơn về khảo cổ, lịch sử và nghệ thuật điêu khắc cũng như hoa văn chạm khắc trong tín ngưỡng của người Chăm Pa. Kỹ thuật kiến trúc của người Chăm đã đạt đến đỉnh cao, được trang trí tỉ mỉ, sống động như thật nhằm thể hiện lòng thành kính với thành linh.
Để du khách có thể chuẩn bị tốt cho chuyến đi về “vùng đất Thánh” Mỹ Sơn Dulich.Pro.Vn xin được chia sẻ với bạn một số điều bạn nên lưu ý, cùng những kinh nghiệm du lịch bỏ túi hữu ích:
+ Mua vé tham quan di tích khu tháp Mỹ Sơn {thánh địa Mỹ Sơn} ở đâu ? Bạn có thể dễ dàng mua vé trực tiếp tại quầy bán vé ở cổng di tích nhé! Nếu bạn muốn mua thêm vé xem biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm ẩm thực thì cần đăng ký trước.
+ Theo kinh nghiệm từ Dulich.Pro.Vn bạn nên bôi kem chống nắng cẩn thận, mang theo mũ nón áo khoác và ô để bảo vệ sức khỏe và mưa nắng thất thường.
+ Du khách đi tham quan di tích thánh địa Mỹ Sơn nên chuẩn bị hành trang mang theo gọn nhẹ, đồ đạc không rườm rà để trong quá trình di chuyển đi bộ tham quan di tích sẽ không mất sức cũng như khó kiểm soát đồ đạc dễ đánh rơi hay bị thất lạc,...
+ Du khách lưu ý những ngày trời mưa các lối đi trong khu đền tháp Mỹ Sơn đều ẩm ướt và dễ trơn trượt vì thế trước chuyến đi bạn hãy theo dõi dự báo thời tiết để lên kế hoạch cho phù hợp nhất nhé.
+ Chuẩn bị một đôi giày thể thao cũng sẽ giúp bạn di chuyển thoải mái hơn khi phải đi bộ nhiều.
+ Khu di tích không cấm quay phim chụp ảnh nhưng bạn cũng lưu ý không nên chụp ảnh với tượng theo quan niệm kiêng kỵ của dân gian.
+ Bỏ túi kinh nghiệm đến Mỹ Sơn thì không nên bỏ lỡ những món ăn đã làm nên tên tuổi vùng đất này, dân giã mà đậm đà. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng cạnh khu di tích và khu trung tâm thành phố có phục vụ mì Quảng, cao lầu, bê thui, bánh xèo, bánh đập…
+ Du khách nên chú ý khi đến di tích hãy giữ vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi ra lối đi tham quan hay tự ý di chuyển, động chạm vào các hiện vật trưng bày.
+ Tại một số khu vực trong khuôn viên di tích Mỹ Sơn sẽ có biển báo cấm ghi hình, hút thuốc lá. Vậy nên bạn hãy chú ý và xem các nội quy trên bảng thông báo trong quá trình tham quan nhé.
Chưa đầy 2m đường kính được ôm trọn bởi thung lũng và đồi núi nhưng chứa đựng cả một nền văn hóa, là điểm tâm linh trong tâm thức người Chăm cổ. Quá khứ từng huy hoàng và hiện tại khu đền tháp Mỹ Sơn trở thành khu di tích, một điểm đến tham quan cho các thế hệ sau tìm hiểu, giải mã những bí ẩn một thời.
Đứng thứ 9 trong top 10 tổ hợp đền đài đẹp và nổi tiếng nhất khu vực Đông Nam Á, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Tới đây bạn sẽ được tìm hiểu về nền văn hóa cổ xưa và lịch sử vùng đất này. Với những thông tin và kinh nghiệm về du lịch Thánh địa Mỹ Sơn của dulichsontra.com dưới đây sẽ giúp bạn có một hành trình thú vị. Tham khảo ngay nhé!
Ban quản lý trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn số điện thoại: 0235 3731 309 - Số hotline dịch vụ đặt vé, tour thánh địa Mỹ Sơn Online Giá Rẻ 24/7: 0981.851.651.
Địa chỉ di tích lịch sử thánh địa Mỹ Sơn: Thôn Mỹ Sơn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Di sản văn hóa Mỹ Sơn có giờ mở cửa đón du khách tham quan, du lịch, tìm hiểu cả ngày từ 06:00 - 17:00. Lịch mở cửa hoạt động khu di tích Mỹ Sơn tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Khám phá bức tranh toàn cảnh về một thời văn hóa tín ngưỡng: 70 ngôi đền đài ban đầu đã bị chiến tranh tàn phá thì đến nay chỉ còn lại hơn 30 công trình. Dưới sự giao thoa và ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ chính vì thế mà toàn bộ ngôi đền đều mang màu sắc của Hindu giáo. Mặt chính quay về hướng Đông, hướng mặt trời mọc được xem là chỗ trú ngụ của thần linh thể hiện lòng tưởng nhớ tổ tiên của các vị vua được phong thần sau khi qua đời. Để đi tham quan và tìm hiểu tường tận về ngôi đền du khách sẽ được nhân viên hướng dẫn chi tiết về 3 khu vực theo một sự bố trí và sắp xếp nhất định. Nổi bật nhất có lẽ là những tòa tháp, ngôi đền có màu gạch nung xếp chồng lên nhau không cần đến chất kết dính nhưng vẫn bền theo thời gian. Cũng như Thành nhà Hồ đây là điều mà đến nay vẫn chưa tìm ra lý giải.
Khu vực A: Khu A là nơi đầu tiên du khách sẽ vào tham quan, hầu như tất cả các tòa tháp đang được trùng tu sau quãng thời gian xuống cấp. Từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra xa và quan sát được gần như toàn bộ cả 3 khu đền tháp.
Khu vực B: Khu B nằm ở ngọn đồi phía Tây gồm 4 tháp trong đó có 3 tháp phụ và 1 tháp chính lớn nhất.
Khu vực C: Nằm ở phía Nam khu đền được đông đảo du khách yêu thích bởi là nơi lưu giữ nhiều hiện vật nhất. Từ các tháp cho đến các tấm bia, văn tự cổ cùng các hiện vật…
+ Tìm hiểu về con đường cổ: Con đường nghìn năm tuổi gắn với bao thăng trầm đã được phát hiện trong quá trình khai quật tháp K bởi một chuyên gia người Ấn. Con đường rộng gần 8m hai bên có tường chạy dọc khi xưa dùng cho vua chúa, hoàng tộc và quan lại đi vào các khu đền trung tâm để cúng tế.
+ Tham quan đền tháp Kalan: Là khu tháp cổ chính mà du khách không nên bỏ lỡ khi tới Mỹ Sơn. Nằm giữa 6 tháp phụ đền Kalan nổi bật với chiều cao 24m là nơi linh thiêng thờ thần Linga và thần Shiva, theo tín ngưỡng Hindu đây là hai vị thần tối cao được tôn kính và thờ tự.
+ Tháp Gopura: Phía trước tháp kalan là tháp Gopura hay còn được biết với cái tên tháp cổng. Nếu phân đa các tháp quay về hướng Đông hướng mặt trời mọc thì hai mở cửa của tòa tháp này lại thông nhau theo hai hướng Đông Tây. Ngoài kiến trúc nổi bật thì check in tháp Gopura lúc hoàng hôn cũng là một trải nghiệm thú vị, dưới ánh chiều tà rực đỏ một góc trời, từng tia nắng còn sót lại xuyên qua những ngọn tháp càng thêm màu sắc huyền bí hơn bao giờ hết.
+ Tháp Mandapa: Ngọn tháp này có lối kiến trúc độc và lạ được xây dựng theo hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, đây được chọn làm nơi đón những vị khách hành hương đến dâng lễ vật.
Những vị khách phương xa đến đây hành hương dâng lễ sẽ dừng chân nghỉ tại tháp Mandapa. Ngôi tháp có hình dáng phỏng theo ngôi nhà dài có tháp cổng với những hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế dưới bàn tay người nghệ nhân xưa.
+ Mãn nhãn trước điệu múa Apsara: Apsara là một điệu múa truyền thống nhằm tôn vinh những đường cong uyển chuyển và nét đẹp của người phụ nữ Chăm với tựa đề “Linh hồn của đá”. Điệu múa độc đáo được lấy cảm hứng phần lớn từ các bức tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara được ví như vũ ddieuj của của tiên nữ dành riêng cho các vị thần. Dưới con mắt nghệ thuật những tay búp măng cong cong, đường cong quyến rũ, trang phục lấp lánh cùng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai mà biết bao du khách đã phải siêu lòng.
+ Trải nghiệm không gian lễ hội Katê - Lễ hội truyền thống mang đậm nét Champa: Trong đời sống của người Chăm Katê là một trong những lễ hội quan trọng được tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Mỗi năm đến thời gian này người dân trong vùng lại long trọng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, rước nước, kiệu rước lễ phục và Katê… cùng không khí vui nhộn trong tiếng nhạc và điệu múa truyền thống.