Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Lưu ý: thiết bị của bạn phải có kết nối internet để xem nhanh giờ hiện tại ở các tiểu bang của Mỹ nhé.
Có 1 sự kiện rất đặt biệt liên quan đến các múi giờ vào mùa hè. Đa số các tiểu bang của nước Mỹ sẽ đổi giờ vào giờ mùa hè để tiết kiệm ánh sáng ban ngày, sau đó quay lại giờ chuẩn vào mùa đông. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, mời đọc bài đổi giờ ở Mỹ.
TP - Mỗi năm cứ đến ngày vía Thần Tài người dân lại đổ xô đi mua vàng để “lấy may”. Dòng người xếp hàng dài từ tờ mờ sáng trước các tiệm vàng hoặc chờ đợi nhiều giờ liền chỉ để mua bằng được một miếng vàng hay thậm chí chiếc nhẫn vàng nho nhỏ. Vậy, nên hiểu sao cho đúng về phong tục này, Tiền Phong đã trao đổi với Nhà nghiên cứu văn hóa phương đông Nguyễn Quang Minh xung quanh câu chuyện này hầu mong giúp bạn đọc có thêm một kênh thông tin tham khảo.
Cứ tới ngày vía Thần Tài, nhiều người, đặc biệt là những người làm ăn buôn bán sẽ đi mua vàng, vừa để tích trữ trong nhà, vừa để cầu cho cả năm được tài lộc, may mắn. Vậy thưa chuyên gia, phong tục này bắt nguồn từ đâu?
Nhà nghiên cứu văn hóa Á Đông Nguyễn Quang Minh
Tục thờ Thần tài bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX. Tại Việt Nam trước đây, việc mua bán vàng ngày vía Thần tài chưa hẳn trở thành trào lưu như bây giờ mà chỉ lan truyền trong cộng đồng nhỏ một số thương nhân, người kinh doanh, buôn bán ở Sài Gòn, đặc biệt là bộ phận người Việt gốc Hoa. Gần chục năm trở lại đây, tục này lan rộng tại Sài Gòn và đặc biệt, khoảng 5 năm nay, trào lưu này lan ra cả Hà Nội cũng như nhiều thành phố lớn khác.
Cảnh tượng người dân Hà Nội và TP HCM đổ xô xếp hàng dài cả cây số từ sớm tinh mơ để mua vàng ngày vía Thần tài trở nên không còn xa lạ vào ngày mùng 10 tháng Giêng. Bên cạnh đó, giờ đây không chỉ có người làm kinh doanh, buôn bán mà cả những đối tượng khác như công chức, dân văn phòng... cũng mua vàng vào ngày vía Thần tài để cầu may, cầu tài lộc đầu năm. Cũng có một thực tế, tích Thần tài được một số người làm kinh doanh tuyên truyền mạnh trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm.
Theo quan niệm của người Hoa thì trong 10 ngày đầu năm, ngày Mùng 10 là ngày kết quả, ngày khóa, tổng kết. Họ quan niệm ngày Mùng 9 là ngày Dương tượng trưng cho Cha và ngày Mùng 10 là ngày Âm, tượng trưng cho Mẹ, người sinh ra vạn vật.
Bên cạnh đó, theo quan niệm (cũng từ Trung Quốc) liên quan đến thuyết tứ lộc thì người xưa tính lộc của một năm là Tuế lộc, lộc của một tháng là Kiện lộc, lộc của một ngày là Tọa lộc, và lộc của một giờ là Quy lộc. Ngày mùng 10 đầu năm được lựa chọn vì hội tụ đủ cả tứ lộc. Từ những quan niệm đó mà hình thành suy nghĩ cứ đến ngày này, cần có những động thái để hút tài lộc, may mắn.
Với phong tục này, nếu trong ngày Mùng 10 tháng Giêng, không mua vàng mà bán vàng thì liệu có bị “mất lộc” không?
Hình ảnh xếp hàng mua vàng vào ngày vía Thần Tài đã quá quen thuộc
Cái quan trọng là chúng ta có hành vi giao dịch nên buôn hay bán đều mang ý nghĩa như nhau. Theo thuyết phong thủy âm dương ngũ hành, không chỉ vàng bạc, mà tất cả những yếu tố thuộc hành Kim khi giao dịch trong ngày này cũng được xem là mang lại may mắn, thuận lợi. Ví dụ, một hợp đồng ký mua bán sắt thép, các giao dịch ở lĩnh vực liên quan đến kim loại… cũng rất tốt. Thậm chí, có quan niệm cho rằng nếu tương tác vui vẻ với những người thuộc mệnh Kim trong ngày này cũng đã có thể mang lại may mắn cho bạn (cười).
Tuy nhiên, xét về ngũ hành thì vàng thuộc mệnh Kim, vậy mua vàng liệu có mang lại may mắn cho tất cả mọi người không, thưa ông?
Nếu xét về ngũ hành, mùa xuân thuộc mệnh Mộc thì 3 tháng đầu năm không nên mua vàng vì Mộc khắc Kim. Chỉ duy nhất ngày Mùng 10 tháng giêng là có tứ lộc, lại thuộc mệnh Thổ nên sinh Kim, tốt cho giao dịch vàng hay kim loại nói chung.
Người xưa cũng nói “được bạc thì sang, được vàng thì lụy”, theo ông nên hiểu quan niệm này như thế nào?
Việc đánh giá quan niệm này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Nếu những giá trị do chính mình làm ra mà người ta muốn quy đổi ra vàng để cất giữ thì không có gì sai trái cả, càng không có chuyện “lụy” khi mà vàng xưa nay vẫn được người Việt chọn là một trong những kênh đầu tư truyền thống. Còn “được bạc” mà trong hoàn cảnh vi phạm pháp luật thì sẽ khó màng “sang” được.
Không bàn đến câu chuyện tích lũy đầu tư, với những người mua vàng vào ngày Vía Thần Tài chỉ với mong muốn “lấy may” thì ông có lời khuyên nào cho họ?
Một trong những phong tục dân gian của người Á Đông xưa là người ta hay dùng một miếng vải sa-tanh màu vàng gói miếng vàng lại và cất đi. Điều này mang ý nghĩa: việc chúng ta làm ra của cải là rất tốt nhưng bảo vệ, giữ gìn được thành quả đó càng quan trọng hơn.
Thật ra việc mua vàng vào ngày Vía Thần Tài cũng không có gì là sai trái cả, nhiều người dùng tiền lì xì để mua một chiếc nhẫn nho nhỏ vừa làm của để dành cho con cái vừa lấy may đầu năm cũng có thể xem là một trong những phong tục vui vẻ đầu xuân. Tuy nhiên, chúng ta không nên chen lấn, xô đẩy mua bằng được và coi đó là kênh đầu tư khi giá vàng đang nhiều biến động như hiện nay.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
1. Lịch sử hình thành múi giờ của Pháp
Trước năm 1891, mỗi thị trấn và thành phố ở Pháp đều sở hữu những giờ địa phương riêng được phát minh theo quy luật vận động của mặt trời. Tuy nhiên, những rắc rối về đường sắt đã xảy ra khi có sự chênh lệch giờ của Pháp giữa các địa phương. Do vậy, người dân Pháp đã chọn thời gian theo mặt trời tại Paris vào năm 1891.
Từ năm 1911, Pháp quy định giờ theo giờ GMT + 0, theo chuẩn thời gian của Greenwich và GMT + 1 theo thời gian của giờ mùa hè.
Vào mùa hè năm 1940, chính quyền quân sự Đức đã chuyển phần chiếm đóng phía bắc của Pháp sang GMT + 2 (giờ mùa hè của Đức), trong khi phần phía nam không bị chiếm đóng vẫn ở GMT + 1 (giờ mùa hè của Pháp). Chính quyền Vichy đã giữ GMT + 1 (giờ mùa hè của Pháp) trong mùa đông năm 1940, và chấp nhận mui gio cua Phap là GMT + 2 vào tháng 5 năm 1941 để thống nhất thời gian biểu giữa đường sắt và khu vực Pháp không chiếm đóng. Vào năm 1942, 1943 và 1944, toàn bộ nước Pháp đã sử dụng GMT + 2 trong mùa hè và GMT + 1 trong mùa đông.
Vào mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng, múi giờ Pháp vẫn giữ là GMT + 2 vì đó là thời gian được quân Đồng minh sử dụng sau đó. Vào mùa đông năm 1944 - 1949, Pháp chuyển sang GMT + 1, giống như ở Vương quốc Anh và chuyển sang GMT + 2 vào tháng 4 năm 1945 như đồng minh của Anh. Tuy nhiên sau khi chiến tranh kết thúc, Pháp không sử đụng múi giờ mùa hè nữa.
Năm 1976, thời gian tiết kiệm ánh sáng vào mùa Hè được phổ biến lại và chính quyền quyết định múi giờ Pháp sẽ là GMT + 1 (nay là UTC + 1) trong mùa đông và GMT + 2 (bây giờ là UTC + 2) trong suốt mùa hè. Vào năm 1996, giờ mùa Hè đã được áp dụng trên toàn Liên minh châu Âu bởi Chỉ thị 2000/84 / EC.
2. Múi giờ Pháp là bao nhiêu?
Hiện nay để có thể thuận tiện cho việc kiểm soát sự chênh lệch thời gian giữa các nước với nhau người ta đã chia trái đất thành 24 múi giờ khác biệt từ UTC - 11 cho đến UTC + 12 trong đó UTC chính là hệ thống giờ chuẩn của thế giới với việc lấy đài thiên văn Greenwich ở London làm gốc.
Nước Pháp mộng mơ có tổng cộng 12 múi giờ Pháp trên khắp thế giới. Thủ đô nước Pháp sử dụng Giờ Trung Âu (UTC + 1) và Giờ mùa hè Trung Âu (UTC + 2). Còn 11 múi giờ còn lại thuộc các lãnh thổ hải ngoại nằm ngoài biên giới Pháp. Chúng bao gồm Guadeloupe ở Caribbean, La Reunion ở Ấn Độ Dương và Polynesia thuộc Pháp ở Thái Bình Dương.
Còn lại, 11 múi giờ khác sẽ thuộc các lãnh thổ hải ngoại ở rìa biên giới Pháp, bao gồm:
Polynesia UTC - 10, UTC - 9:30, UTC - 9
Saint Pierre và Miquelon UTC - 3
Vùng đất phía Nam và Nam Cực thuộc Pháp UTC + 4, UTC + 5, UTC + 10
Và dựa theo vị trí địa lý của mình trên bản đồ thì múi giờ của Pháp đó chính là UTC + 1. Điều này sẽ tương đương với việc nước Pháp sẽ có thời gian chênh lệch so với múi giờ gốc là 1 giờ và cụ thể là sẽ sớm hơn múi giờ gốc 1 giờ. Có rất nhiều nước ở Châu Âu có chung múi giờ UTC + 1 giống như múi giờ ở Pháp như: Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ,... các nước này tạo nên khu vực được gọi là múi giờ Trung Âu.
Cũng giống như đa phần các nước Châu Âu khác nước Pháp cũng áp dụng hệ thống giờ mùa hè cho hệ thống thời gian của mình. Cụ thể để tiết kiệm ánh sáng vào ban ngày nên vào mùa hè người dân nước Pháp sẽ chỉnh đồng hồ của mình nhanh hơn 1 giờ so với mùa đông. Như vậy lúc này thay vì là UTC +1 thì múi giờ Pháp sẽ là UTC + 2.
4. Sự chênh lệch múi giờ của Pháp và Việt Nam
Vì Pháp có tận 12 múi giờ và những vị trí trên lãnh thổ Pháp khác nhau sẽ có những múi giờ khác nhau. Nên việc đầu tiên bạn cần làm là xác định vị trí trên nước Pháp mà bạn quan tâm để xác định sự chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Pháp.
Nếu bạn quan tâm vị trí ở trung tâm thủ đô Paris, bạn chỉ cần lấy múi giờ của Pháp và cộng thêm 6 tiếng. Do múi giờ Pháp là UTC + 1 trong khi múi giờ Việt Nam là UTC + 7, nghĩa là Việt Nam cách Paris 6 tiếng.
Ngoài ra, bạn có thể biết giờ bên Pháp nhanh chóng nhất bằng cách mở điện thoại và chuyển cài đặt từ giờ Việt Nam sang giờ Pháp. Cách này cũng có thể được áp dụng cho giờ của những nước khác.
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:
Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:
Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp
Học viên CAP thành công như thế nào ?
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
Theo báo cáo, người cao tuổi đang chiếm đến 46,5% dân số nông nghiệp của quốc gia Đông Bắc Á này.
Hàn Quốc là đất nước dân số già. Theo báo cáo từ Thống kê Hàn Quốc (Statistics Korea), tính tới cuối năm 2020, tổng dân số Hàn Quốc là khoảng 51 triệu người. Hiện tại, số người cao tuổi của đất nước này là hơn 8,1 triệu người.
Cũng theo Thống kê Hàn Quốc, lượng nông dân ở đất nước này đang ở mức thấp nhất mọi thời đại: 2,24 triệu người (4,3% tổng dân số). Đặc biệt, có tới 46,5% trong số này là các cao niên từ 65 tuổi trở lên (ngoài độ tuổi lao động). Nếu hạ độ tuổi xuống 5 năm, số lượng người làm nông tuổi từ 60 trở lên còn chiếm đến 60,6%.
Với con số 60,6% này, tổng số người làm nông nghiệp tuổi từ lục thập trở ra rơi vào khoảng 1,36 triệu người. Trong đó, từ 60 - 64 tuổi có 314.191 người (14%), từ 65 - 69 tuổi có khoảng 293.000 người (22%), từ 70 - 74 tuổi có 268.000 người (20%), từ 75 - 79 tuổi có gần 237.000 người (17%), từ 80 tuổi trở lên có khoảng 248.000 người (18%).
“Ở nhiều vùng nông thôn, những người thuộc độ tuổi 60 được coi là lực lượng lao động trẻ nhất” - một quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn (Ministry of Agriculture, Food and Rural Affairs) Hàn Quốc cho biết - “Họ gánh vác luôn nghĩa vụ giúp đỡ những lão nông trên 80 tuổi, làm những công việc nặng nhọc như bốc vác phân bón, chuyển nông sản...”.
Vì lượng các cụ làm nông cao, dân số các vùng nông thôn của Hàn Quốc thuộc diện vô cùng già. Toàn bộ các khu vực canh tác ở đây đều có tỷ lệ người già cao hơn tại các thành thị.
Nông nghiệp là ngành nghề truyền thống của Hàn Quốc. Thập niên 1970, có tới 45,7% dân số Nam Hàn là nông dân. Tuy nhiên cũng từ thập kỷ này, giới trẻ Hàn Quốc bắt đầu mở rộng lựa chọn nghề nghiệp. Tại các vùng nông thôn, thanh thiếu niên đua nhau bỏ đồng ruộng, tràn vào các thành phố đang phát triển tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Bước sang thập niên 1980, lượng nông dân Hàn Quốc chỉ còn chiếm 28,4% tổng dân số. Đến năm 2000, họ tiếp tục giảm, xuống chạm 8,8%.
Thập niên 2010, chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách khuyến khích những người trong độ tuổi 20 - 40 đang ở thành thị về nông thôn, làm nông nghiệp. Vào năm 2016, họ hạnh phúc báo cáo lượng giới trẻ “về quê” đạt con số cao nhất: Gần 21 nghìn người.
Có điều sang năm 2017, lượng giới trẻ “bỏ phố” giảm dần, còn hơn 19 nghìn người. Sang năm 2018, họ tiếp tục giảm nữa, xuống còn gần 18 nghìn người.
Đa phần giới trẻ “bỏ phố về vườn” đều gặp chung một rắc rối: Thiếu kinh nghiệm làm nông. Nó dẫn tới hệ quả không thể tránh là thu nhập giảm.
Văn hóa sống ở nông thôn và thành thị Hàn Quốc cũng vô cùng khác biệt. Những người “về quê” gặp không ít khó khăn trong việc hòa nhập. Sự kết hợp giữa khó thích nghi cộng thu nhập giảm buộc họ phải từ bỏ “mộng nông dân nhàn nhã”, quay lại chốn “đất chật người đông”.
Tỷ lệ nông dân từ 59 tuổi trở xuống ở Hàn Quốc chỉ chiếm 39,4%, với tổng cộng hơn 882 nghìn người. Trong đó, từ 55 - 59 tuổi có khoảng 235 nghìn người (27%), từ 50 - 54 tuổi có 143.000 (16%), từ 45 - 49 có trên 94 nghìn (11%).
Nhóm nông dân trẻ, tuổi từ 44 trở xuống chiếm 46%, với tổng cộng khoảng 406 nghìn người. Xét trên tổng dân số, họ chỉ chiếm có 0,8%. Với lực lượng lao động trẻ quá ít ỏi này, ngành nông nghiệp Hàn Quốc tất yếu thiếu nhân công.
Từ thập niên 1990, xứ sở kim chi đã phải thuê lao động người nước ngoài. Theo báo cáo năm 2019, lĩnh vực nông nghiệp Hàn Quốc phải thuê khoảng 6.400 lao động nhập cư làm chính thức và trên 3.600 lao động nhập cư làm thời vụ, tổng cộng 10 nghìn người.
Năm 2020, Hàn Quốc lao đao vì Covid-19. Ngành nông nghiệp hứng chịu rủi ro lớn vì không thuê được lao động nước ngoài theo mùa vụ. Họ đăng ký cần 5 nghìn nhân công, nhưng cơ quan quản lý lao động nhập cư không cách nào đáp ứng con số này. Hậu quả là nông dân trong nước phải cật lực thu hoạch. Với đa phần là người già, họ thật sự gặp rắc rối.
Sau vụ mùa đầu tiên, các trang trại chỉ còn cách giảm số lượng nuôi, trồng. Nó dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng: Thiếu hụt lương thực, thực phẩm trên toàn quốc.
Trước tình hình Covid-19 vẫn chưa được giải quyết, hiện nông nghiệp Hàn Quốc tiếp tục cảnh lao đao. Bên cạnh đó, họ còn bị tố bóc lột lao động nhập cư. Tháng 12/2020 tại Pocheon, Seoul, một lao động nước ngoài là Nuon Sokkheng (Campuchia) đột tử lúc đang làm việc trong trang trại, nghi ngờ bị ép làm việc quá sức lâu ngày.
Ước tính đến năm 2060, dân số Hàn Quốc giảm xuống còn 39 triệu người. Trong đó, lượng người từ 65 tuổi trở lên chiếm 40% (15,6 triệu người). Chính phủ Hàn Quốc lo ngại, lượng các cụ cao tuổi làm nông tiếp tục tăng. Dân số nông thôn sẽ ngày càng lão hóa hơn nữa, phụ thuộc vào lao động nước ngoài.
Cũng theo ước tính đến năm 2060 từ Hàn Quốc, đất nước này có thể cần tới 15 triệu lao động nhập cư, chia vào 3 ngành nghề siêu vất vả: Công – nông – ngư nghiệp.