Chán Đi Làm Thuê

Chán Đi Làm Thuê

Tình trạng “chán đi làm” kèm theo nhiều triệu chứng như Thứ 2 buồn chán (Blue Monday) và Ơn giời thứ 6 đây rồi (TGIF) bấy lâu nay vẫn thường được lan truyền trong cộng đồng dân công sở như sự mặc định cho một cơ số người đi làm … có thâm niên. Dù rằng nó không mấy tích cực nhưng lại tồn tại rất phổ biến và hiển nhiên, và khi có ai đó nói rằng họ không bao giờ thấy chán thì xem chừng có vẻ … bất thường! Tình trạng chán đi làm có lẽ không phải của riêng ai, nhất là đối với nhân viên văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng lặp đi lặp lại.

Tình trạng “chán đi làm” kèm theo nhiều triệu chứng như Thứ 2 buồn chán (Blue Monday) và Ơn giời thứ 6 đây rồi (TGIF) bấy lâu nay vẫn thường được lan truyền trong cộng đồng dân công sở như sự mặc định cho một cơ số người đi làm … có thâm niên. Dù rằng nó không mấy tích cực nhưng lại tồn tại rất phổ biến và hiển nhiên, và khi có ai đó nói rằng họ không bao giờ thấy chán thì xem chừng có vẻ … bất thường! Tình trạng chán đi làm có lẽ không phải của riêng ai, nhất là đối với nhân viên văn phòng, ngày làm việc 8 tiếng lặp đi lặp lại.

Đi làm thuê để học đừng làm thuê để sống quan trọng như thế nào?

Trong môi trường làm việc ngày nay, sự biến động và phát triển nhanh chóng đặt ra yêu cầu cao về tính linh hoạt cùng khả năng tiếp thu kiến thức mới đối với người lao động. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học trong quá trình làm việc, đặc biệt là khía cạnh tăng cường kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

So sánh giữa việc học trên trường và học trong môi trường làm việc

Việc so sánh này giúp nhìn nhận rõ hơn về lợi ích và hạn chế của từng phương pháp, đồng thời giúp người làm thuê đưa ra quyết định thông thái về hướng phát triển sự nghiệp của mình.

Phát triển sự đổi mới và sáng tạo thông qua thực tế làm việc

Phát triển sự đổi mới và sáng tạo khi đi làm thuê không chỉ là một cách để nâng cao hiệu suất cá nhân mà còn là yếu tố quan trọng đưa người làm thuê đến những tầm cao mới trong sự nghiệp. Khi đi làm thuê và mang tâm thế học hỏi, bạn có cơ hội gia nhập vào môi trường thúc đẩy sự sáng tạo và thử nghiệm những ý tưởng mới. Cũng công việc đó bạn sẽ tìm cách thực hiện khác độc đáo hơn, dám thử và ứng dụng để đo lường kết quả.

Khi đó bạn dễ dàng nâng cao hiệu quả công việc, có nhiều nguồn cảm hứng hơn, làm việc tốt hơn cũng như mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp.

Câu chuyện thành công của những người đi làm để học

Hãy theo dõi câu chuyện về Steve Jobs, người sáng lập và làm việc tại Apple, là một ví dụ nổi tiếng về người đã thành công trong sự nghiệp mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Steve Jobs không phải là người học đại học, sau một thời gian ngắn theo học tại Đại học Reed, anh quyết định bỏ học để theo đuổi đam mê cá nhân. Jobs và đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak, bắt đầu công việc trong garage của cha mình, tạo ra máy tính cá nhân đầu tiên, Apple I, vào năm 1976.

Tuy nhiên, sau vài năm, Jobs bị loại khỏi Apple do sự xung đột về chiến lược và quản lý. Thất bại và thất nghiệp, anh dành một thời gian tìm kiếm hướng đi mới. Jobs sáng lập một công ty mới mang tên NeXT và sau đó mua lại The Graphics Group, một công ty đồ họa nổi tiếng để thành lập Pixar Animation Studios.

Cuối cùng, vào năm 1997, Apple có vấn đề nghiêm trọng và đưa Jobs trở lại làm CEO. Anh đã thúc đẩy sự đổi mới và thiết kế tại Apple, đưa ra nhiều sản phẩm nổi tiếng như iMac, iPod, iPhone, và iPad. Dưới sự lãnh đạo của Jobs, Apple trở thành một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới.

Steve Jobs là một biểu tượng trong lịch sử công nghiệp và kinh doanh, không chỉ vì những sản phẩm đổi đời mà anh tạo ra, mà còn vì tầm ảnh hưởng lớn đối với cách chúng ta sử dụng công nghệ và nhìn nhận về sự sáng tạo. Câu chuyện của Steve Jobs là minh chứng cho sự quyết tâm, đổi mới và sự không ngừng học hỏi trong quá trình làm việc và xây dựng sự nghiệp.

Nhìn chung, đi làm thuê để học đừng làm thuê để sống là một quan niệm phù hợp với thời đại mới. Tuy nhiên, trong quá trình này, bạn có thể gặp nhiều khó khăn. Điều quan trọng là chúng ta biết cách vượt qua những áp lực trong quá trình làm thuê cũng như học tập, không ngừng học hỏi và vận dụng kiến thức vào công việc sẽ mang đến cơ hội phát triển và giàu có trong tương lai.

Disclaimers: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo và cung cấp thông tin, không phải là lời khuyên đầu tư. Nội dung chia sẻ có thể đã cũ do yếu tố thời gian. Vui lòng chủ động tìm hiểu thêm thông tin.

VNSC by Finhay – Tích lũy và đầu tư từ đây

Finhay, chủ quản của Chứng khoán Vina (VNSC): Giấy phép số 50/UBCK-GPHĐKD do Ủy ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp ngày 29 tháng 12 năm 2006

Laocaitv.vn - "Khi chưa thành ông chủ, bạn hãy nên là người làm thuê chuyên nghiệp", đây là lời khuyên khá thú vị, bởi việc làm thuê không chỉ mang lại thu nhập, mà còn mang đến cho người đi làm thuê khá nhiều lợi ích về sau.

Ông Yêm làm bảo vệ khu vực chuồng trại chăn nuôi dê và khu trồng quế cho một công ty gần nhà, đến nay kinh tế gia đình đã ổn định hơn.

Trước đây mọi chi tiêu của gia đình ông Hoàng Ngọc Yêm trông cả vào việc bán thóc thu được từ mấy sào ruộng nên thường rơi vào túng thiếu. Bây giờ ông Yêm đi làm bảo vệ cho một công ty ngay gần nhà, có thêm một khoản thu nhập mới nên gia đình ông bớt hẳn khó khăn. Ông Hoàng Ngọc Yêm, thôn Vuộc, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên tâm sự: "Cũng được mấy năm, công việc chính là bảo vệ khu vực chuồng trại, trại dê, khu vực trồng quế. Được sự đãi ngộ của công ty rất là xứng đáng với công việc và lương hưởng cho bản thân".

Chị Hoàng Thị Lâm làm công việc vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn dê giống lai.

Vào làm ở cùng một Công ty với ông Yêm, công việc hàng ngày của chị Hoàng Thị Lâm là vệ sinh chuồng trại, chăm sóc đàn dê giống lai. Công việc có phần phức tạp hơn so với cách nuôi dê truyền thống, bù lại công ty dành cho chị chính sách đãi ngộ khá tốt và chị cũng tích lũy được nhiều kỹ thuật để có thể áp dụng vào chăn nuôi dê của gia đình. Chị Hoàng Thị Lâm, thôn Đồng Mòng 1, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên chia sẻ: "Vào đây làm thì chúng tôi cũng học được nghề, biết cách chăm sóc dê. Dê đẻ, dê ốm như thế nào mình biết cách chăm sóc. Con nào không biết bú thì phải bắt nó lên nó bú, khó nhất là lúc đấy thôi. Công ty cũng cho chúng tôi xuống Trung tâm dê thọ Sơn Tây đi tập huấn. Nếu chúng tôi không làm ở đây thì chúng tôi về có khả năng cũng mở ra và làm được với quy mô tương đương thế này".

Với xã vùng cao Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, năm 2021 có tới trên 700 lượt lao động đi làm ở các khu công nghiệp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, thậm chí vào cả Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, song xã vẫn giảm được 4% số hộ nghèo. Anh Sùng Giàng Páo, thôn Thào Chư Phìn, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai nói: "Làm nhanh nhẹn một ngày phải thu nhập từ 500 - 600.000 đồng. Còn làm bình thường thì 350 - 400.000 đồng/ngày. Ra xã hội mở mang được nhiều thứ, còn không cứ ở nhà thì thật sự không biết được gì nhiều".

Người nông dân giờ đã có những thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm. Với đồng đất ấy, bố trí lại lao động, người ở nhà vẫn làm đủ mùa nào thức ấy, người ra ngoài làm công có thêm thu nhập và hơn hết là tích lũy kinh nghiệm, học hỏi được nhiều điều hay, nhất là về cách tính toán, tác phong, kỷ luật trong công việc và những kỹ năng quan trọng khác để phát triển kinh tế gia đình.

Có thể khẳng định ngay rằng, nghề ngân hàng vẫn là một trong những nghề “hot” nhất hiện nay bởi chế độ lương thưởng cao hơn hẳn so với mặt bằng chung. Một nghiên cứu của công ty tuyển dụng nhân sự Navigos Search công bố hồi đầu năm nay cho thấy, ngành tài chính ngân hàng đứng đầu trong số 10 ngành có mức lương cao nhất.

Khảo sát của chúng tôi tại một số ngân hàng cho thấy, khi được ký hợp đồng chính thức, một nhân sự mới vào các ngân hàng thương mại Nhà nước, mức lương bình quân không dưới 8 triệu đồng/tháng, còn làm việc tại ngân hàng cổ phần cũng không dưới 5 triệu đồng. Lương thử việc ở các nhà băng thường thấp hơn, song mức thấp nhất cũng được từ 2 – 5 triệu đồng/tháng.

Một nhân sự có thâm niên trên 2 năm, mức lương ở các ngân hàng không dưới 10 triệu đồng/tháng. Các “sếp” cấp trung cho đến cấp cao trong ngân hàng còn hưởng lương tới hàng trăm triệu đồng mỗi tháng tức thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.

Tại báo cáo tài chính năm 2015 của các ngân hàng cho thấy, mỗi cán bộ nhân viên Vietcombank nhận trung bình 22,48 triệu đồng/tháng, ở ngân hàng Techcombank là 21 triệu đồng. Các ngân hàng như BIDV, VietinBank, VPBank trả cho người lao động thu nhập quanh 18 – 19 triệu đồng/tháng. Ngân hàng Quân đội trả 17,76 triệu đồng còn SHB và VIB cũng trả cho người lao động hơn 16 triệu đồng. Thấp hơn chút ít, nhân sự của Sacombank, eximbank, ACB cũng có thu nhập từ 13 – 15 triệu đồng bình quân mỗi tháng.

Bởi là “ngôi sao” trong làng việc làm, nên ngân hàng cũng đặt ra cho họ những tiêu chí tuyển dụng khá khắt khe. Hiện nay hầu hết các nhà băng đều yêu cầu cao về hình thức (thường là nữ trên 1m56 và nam trên 1m65, ngoại hình ưa nhìn), học vấn tốt và có kinh nghiệm.

Đáp ứng được những tiêu chí ban đầu đã khó, các ứng viên vào ngân hàng còn phải trải qua các vòng thi tuyển và phỏng vấn khắt khe với tỷ lệ chọi có nơi lên đến 1/100.

Giữa muôn trùng khó khăn về việc, hi hữu một số trường hợp còn ưu tiên con cháu trong nhà, rồi có cả cơ chế “chạy” suất vào ngân hàng, khiến cho “cửa” vào ngân hàng đã hẹp lại càng chật hơn.

Sau khi được tuyển dụng, ứng viên còn phải trải qua giai đoạn thử việc gian nan, phổ biến là 3 – 6 tháng, có trường hợp kéo dài tới 1 năm. Và thời gian này, sự thanh lọc nhân sự lại một lần nữa xảy ra, hầu hết chỉ những người có năng lực tốt mới có thể bám trụ và trở thành nhân viên chính thức.

Vào được ngân hàng đã khó, bám trụ được ở ngân hàng lại càng khó hơn. Chẳng thế mà có nhiều trường hợp vừa vào được vài tháng đã muốn xin nghỉ việc.

Trường hợp của anh Lưu Văn Nghĩa, hiện đang công tác tại một Công ty chứng khoán ở Hà Nội là một điển hình. Anh tâm sự, vừa tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, anh may mắn trúng tuyển vào ngân hàng NA. Ban đầu mới vào, anh không bị giao chỉ tiêu cao nên cảm thấy rất phấn khích. Tuy nhiên, niềm vui chẳng được bao lâu, sau nửa năm làm nhân viên chính thức, các chỉ tiêu bỗng… ầm ầm kéo đến, từ doanh số huy động vốn cho đến cho vay, mở thẻ.

Dù đồng nghiệp vẫn rất nhiệt tình hỗ trợ, giám đốc phòng giao dịch tạo điều kiện đáng kể nhưng vì ngân hàng quy mô nhỏ nên anh rất khó thuyết phục khách hàng để tăng doanh số. Kết quả là, sau 2 tháng liên tiếp không hoàn thành nổi 10% chỉ tiêu, anh đã phải xin nghỉ.

Sau khi rời ngân hàng NA., anh Nghĩa thi tuyển vào ngân hàng lớn với hi vọng làm sales ở ngân hàng uy tín sẽ dễ hơn. Vượt qua gần trăm đối thủ, anh Nghĩa đã trúng tuyển, tuy nhiên một lần nữa anh lại thất bại.

“Chi nhánh ngân hàng TC. giao cho tôi chỉ tiêu huy động 2 tỷ đồng mỗi tháng, mở 50 thẻ tín dụng, cho vay 5 tỷ đồng và bán chéo dự án bất động sản của tập đoàn liên kết. Dù đã tận dụng hết các mối quan hệ và nhiệt tình tìm kiếm khách hàng nhưng tôi vẫn không thể hoàn thành được chỉ tiêu, vì thế làm được nửa năm, dù vẫn rất muốn làm ở ngân hàng nhưng tôi đành xin nghỉ và quyết định chuyển nghề”, anh Nghĩa nói.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Mai Phương đang công tác tại ngân hàng AC. lại khác. Chị Phương kể, chị đã có 8 năm làm ở ngân hàng này và hoàn thành rất tốt công việc. Chị hài lòng với mức lương và thưởng ngân hàng dành cho. Tuy nhiên, từ khi đi làm, chị hầu như rất hiếm có thời gian để đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Cho đến nay, đã bước sang tuổi 29 mà chị vẫn chưa lập gia đình.

“Ba mẹ tôi rất sốt ruột vì con gái lớn trong nhà tuổi gần 30 mà không chịu lấy chồng. Bạn trai tôi cũng nhắc nhở, nhưng nói thật, đi làm từ 7h sáng đến 7h tối, có hôm 9h, 10h vẫn chưa được về, thời gian yêu đương còn hạn hẹp, nếu có gia đình thì làm sao chăm lo nổi”, chị nói và cho biết thêm cũng đang kiếm tìm một việc khác phù hợp để tính đến chuyện chồng con.

Câu chuyện của anh Nghĩa và chị Phương không phải là hiếm gặp trong giới ngân hàng hiện nay. Những áp lực về chỉ tiêu và thời gian khiến cho không ít người phải từ bỏ đam mê cùng mức lương trong mơ của họ.

Một công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam cho biết, trong đợt tuyển dụng của họ mới đây liên quan đến mảng tài chính ngân hàng, trong số gần 100 hồ sơ ứng tuyển thì có tới hơn chục hồ sơ của người đang làm ngân hàng. Lý do mà các ứng viên này đưa ra là muốn thay đổi môi trường làm việc, hoặc tìm kiếm một công việc phù hợp hơn.

Trong một lần trò chuyện cùng người viết, Tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại phía Nam chia sẻ, trong ngân hàng thì lớp cán bộ nào cũng có mối lo và áp lực. Nếu như cán bộ nhân viên cấp thấp phải chạy chỉ tiêu, thì người quản lý của họ còn phải lo những chỉ tiêu lớn hơn. Đến tầm lãnh đạo cấp cao hơn một chút thì lại lo người cấp dưới có làm được hay không, có làm đúng hay không.

“Nhiều khi ở vị trí của tôi cũng rất lo lắng vì không biết anh em thực hiện như thế nào. Yêu cầu, chỉ đạo của mình là như vậy nhưng họ có thực hiện đúng hay không. Người ta nói làm tổng giám đốc ngân hàng sung sướng, hưởng lương hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng làm CEO cũng chỉ là làm thuê, rủi ro lúc nào cũng rình rập, có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, ông nói.

Tiến sĩ Bùi Quang Tín, giảng viên trường ĐH Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh cũng đồng tình rằng, bên ngoài bây giờ nhìn vào nghề ngân hàng vẫn rất thiết tha, nhưng người ở trong thì không hẳn vậy.

Theo ông Tín, lương và thưởng cao ở ngân hàng cũng phải kèm theo điều kiện về chỉ tiêu lợi nhuận, mà các chỉ tiêu này đều không dễ gì đạt được trong thời buổi kinh tế cạnh tranh gay gắt như bây giờ. Bên cạnh đó, thu nhập càng cao thì càng đối mặt với rủi ro càng lớn, không chỉ về trách nhiệm kinh tế mà có thể cả trách nhiệm hình sự.

Theo vị CEO ở trên, người ngoài ngành khi nhìn vào ngân hàng chỉ thấy bề nổi là thu nhập của họ cao, là được làm việc trong môi trường tốt, được ăn diện. Nhưng nếu biết được rằng, hàng ngày mỗi cán bộ ngân hàng phải dành ra bao nhiêu thời gian cho công việc, phải nỗ lực như thế nào, phải đối diện với những rủi ro ra sao, thì chưa chắc họ đã muốn mình là một nhân viên ngân hàng.