Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật TTHS.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp tỉnh
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật tổ chức cơ quan ĐTHS 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.
- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ Luật TTHS.
(2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp huyện
- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.
- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
- Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật TTHS.
BBT Website Công ty Luật Hà Huy (t/h)
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
1.2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp tỉnh
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
1.3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp huyện
Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;
- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.
Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra
Chiều ngày 27/4, Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về điều động cán bộ đối với Thượng tá Bùi Đức Tài - Phó Giám đốc Công an tỉnh đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an.
Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Trần Văn Cường - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Giám đốc Công an tỉnh chúc mừng Thượng tá Bùi Đức Tài
Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Văn Hiểu - Giám đốc Công an tỉnh chúc mừng Thượng tá Bùi Đức Tài được Bộ trưởng Bộ Công an phân công thực hiện nhiệm vụ mới. Đồng thời, mong muốn trong thời gian tới, đồng chí tiếp tục giữ mối liên hệ với Công an Đồng Tháp, nhất là tăng cường công tác trao đổi, phối hợp và hỗ trợ Công an tỉnh trên lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm.
Từ tháng 05/2020, Thượng tá Bùi Đức Tài được Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp. Trong suốt quá trình công tác, đồng chí luôn tích cực nâng cao trình độ, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đã cùng tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy - Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả các mặt công tác thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.